Xử lý nước thải nuôi heo (lợn) đạt quy chuẩn, tối ưu chi phí

Mức độ ô nhiễm và nguy hiểm của nước thải chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nói riêng đều đang ở mức độ báo động. Nếu không có những phương pháp xử lý kịp thời thì lượng nước thải xả thải ra ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân xung quanh. Như vậy xử lý nước thải nuôi heo như thế nào, công nghệ áp dụng ra sao hãy cùng GMC Vina tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Nước thải chăn nuôi lợn – vì sao cần xử lý?

Tình trạng chung của nước thải ô nhiễm trong chăn nuôi hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm giải pháp xử lý. Ở thời điểm hiện tại, giải pháp được đưa ra tại các địa phương là giảm mức độ ô nhiễm môi trường, tuy nhiên tín hiệu không được giảm bớt mà ngược lại còn nhanh hơn mức bình thường, lưu lượng ô nhiễm ngày càng lớn.

Nguồn nước thải chăn nuôi lợn cần được xử lý theo đúng quy trình trước khi xả thải ra môi trường

Nguồn nước thải chăn nuôi lợn cần được xử lý theo đúng quy trình trước khi xả thải ra môi trường

Lý giải cho điều này, chúng ta đều nhận thấy rằng số lượng gia súc – gia cầm tăng theo từng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo số liệu thống kê, địa điểm tập trung chủ yếu tại các vùng nông thôn có khoảng 20% trang trại nuôi lợn quy mô lớn và đến 80% sẽ phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ tự phát.

Bỏi số liệu đang có sự chênh lệch nhau khá lớn dẫn đến gặp nhiều bất cập và hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường, cụ thể những tác hại của nước thải chăn nuôi heo:

  • Ô nhiễm môi trường: mùi hôi thối bốc lên đặc biệt những ngày nắng nóng, nước thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các con sông, kênh, mương  ngăn cản sự phát triển của các loài thủy sinh, chất hữu cơ tồn  đọng trong khoảng thời gian dài khiến chất lượng nguồn nước sử dụng trong nông nghiệp giảm sút đáng kể.
  • Tác động đến các loại vật nuôi: trường hợp xử lý nước thải không đúng cách dẫn đến các hệ miễn dịch của vật nuôi bị suy giảm, giảm sức đề kháng đáng kể, tăng cao khả năng mắc các chứng bệnh nguy hiểm, giảm chất lượng và số lượng của các loại vật nuôi.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: đây là nguồn cơn lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho xã hội như dịch tả, nhiễm khuẩn e.coli, lây lan dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. 

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi lợn

QCVN 62:2021/BTNMT thay thế cho QCVN 62-MT:2016/BTNMT do Tổng cục Môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt.

Phạm vi điều chỉnh

Đối với quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Đối tượng áp dụng

  • Quy chuẩn này áp dụng riêng đối với các cơ sở chăn nuôi khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Nước thải chăn nuôi xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung thì cần tuân thủ theo quy định về đầu nối, tiếp nhận các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  • Nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi, nốt của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi nhập cùng nước thải giết mổ sẽ được quản lý như nước thải công nghiệp.
  • Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt khi nhập cùng nước thải chăn nuôi cũng cần được quản lý như nước thải đã được quy định tại quy chuẩn trên.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

Tham khảo sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi heo

Tham khảo sơ đồ công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi heo

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo

Để xử lý được các thành phần ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi heo (lợn) mọi người sẽ tiến hành xử lý theo đúng sơ đồ công nghệ đã được gợi ý phía trên để nhận được hiệu quả tốt nhất, mọi chi phí sẽ được tối ưu.

Hố thu gom

Nước thải từ các nguồn phát sinh sẽ được tập trung gom về hố thu gom và lọc tác thô nhờ có song chắn rác tại ngay đầu miệng hố.

Bể biogas

Nước thải sẽ tiếp tục được dẫn qua bể biogas. Tại đây, trong điều kiện thiếu khí oxy, các vi sinh vật kỵ khí bắt đầu phân hủy chất hữu cơ, lên men nước thải để làm giảm bớt hàm lượng các chất ô nhiễm có bên trong nước thải.

Bể lắng sơ bộ

Với bể lắng này sẽ lắng được các hạt, chất ô nhiễm có kích thước lớn từ bể biogas.

Bể điều hòa

Giống với tên gọi, bể điều hòa sẽ điều hòa ổn định lưu lượng nước thải và nồng độ chất ô nhiễm đồng thời trung hòa pH về mức thích hợp. Sau đó nước thải được bơm lên công trình xử lý tiếp theo.

Bể keo tụ

Có thêm sự góp mặt của hóa chất keo tụ PAC châm vào bể, bể cạnh đó có sự hỗ trợ của cách khuấy giúp cho phản ứng bên trong bể xảy ra nhanh chóng hơn.

Bể tạo bông

Tiếp tục nước sẽ chảy vào bể tạo bông với sự hỗ trợ của hóa chất keo tụ (Polime) làm tăng khả năng kết dính của các bông cặn. Các bông cặn hình thành và kết dính với nhau tạo thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và khối lượng nặng hơn từ đó khả năng lắng xuống đáy bể và tách ra khỏi dòng nước sẽ cao hơn.

Bể lắng hóa lý

Là nơi lắng các bông bùn và được gom lại nhờ hệ thống thu gom. Phần nước trong sau khi được tách ra khỏi bùn tiếp tục được dẫn sang các bể xử lý sinh học.

Bể xử lý thiếu khí (anoxic)

Khử nito trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh thiếu khí. Vi sinh vật tổng hợp tế bào từ các hợp chất hữu cơ.

Bể sinh học hiếu khí

Có thể nói, đây là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong quá trình xử lý nước thải của toàn bộ hệ thống. Nơi đây diễn ra quá trình xử lý phần nước các chất hữu cơ gây ô nhiễm nhờ với sự hoạt động tích cực của hệ vi sinh vật hiếu khí.

Bể lắng sinh học

Lắng các bông bùn từ quá trình xử lý sinh học và tách nước thải ra khỏi bùn. Bùn lắng dưới đáy bể sẽ được các thiết bị gạt gom về giữa đáy bể và đưa qua bể thu gom bùn. Lượng bùn này sẽ được bơm tuần hoàn ngược lại về bể thiếu khí và hiếu khí. Phần còn lại được đem đi xử lý định kỳ.

Bể khử trùng

Sau giai đoạn xử lý, trong nước thải chăn nuôi heo vẫn còn chứa một lượng vi khuẩn nhất định. Nhằm đảm bảo an toàn nhất trước khi xả thải do đó cần sự hỗ trợ thêm của hóa chất Chlorine để khử trùng.
Một số phương pháp cải thiện chất lượng chất thải trong chăn nuôi lợn.

Gợi ý các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo khác

Để xử lý nước thải chăn nuôi heo, bên cạnh quy trình mà GMC Vina đã gợi ý phía trên mọi người cũng có thể tham khảo các phương pháp khác được ứng dụng trong một số hộ gia đình hoặc các trang trại quy mô lớn.

Hầm biogas

Xây dựng hệ thống hầm biogas

Xây dựng hệ thống hầm biogas

Đây là mô hình bảo vệ môi trường được ứng dụng khá nhiều tại một số dự án chăn nuôi quy mô lớn. Ưu điểm mà mọi người có thể nhận thấy rõ nhất của hầm biogas đó là khả năng khống chế mùi hôi, giảm ô nhiễm trong nước thải đồng thời hình thành khí thải hóa học phục vụ để làm khí đốt, tiết kiệm sử dụng năng lượng khác.

Với phương pháp sử dụng hầm biogas chưa quá phổ biến vì có một số hộ chưa đủ điều kiện kinh tế, diện tích để xây dựng.

Đệm lót sinh học

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học cũng được một số hộ dân áp dụng và cho những đánh giá, phản hồi tích cực về phương pháp này. Xử lý nước thải sử dụng cơ chế lên men tiêu thủy hoàn toàn mùi hôi có sự tham gia của yếu tố sinh học là các vi sinh vật có lợi. Nguyên liệu chính để làm đệm lót sinh học sẽ có mùn cưa, trấu cùng chế phẩm lên men giúp mang đến hiệu quả giải quyết hoàn toàn các vấn đề nan giải của môi trường, chi phí đầu tư thấp lại ít tác động xấu với môi trường.

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn

Sử dụng đệm lót sinh học giúp các hộ chăn nuôi heo tiết kiệm thời gian bởi vi sinh trong đệm lót phân giải và đồng hóa các chất phức tạp thành chất hô hại, kìm hãm sự phát triển của các thành phần có hại. Bên cạnh đó, khi sử dụng giải pháp này mọi người có thể tối ưu một khoản chi phí khá lớn cho việc thuê nhân công thu dọn chất thải hoặc rửa chuồng trại.

Quy hoạch chuồng trại chăn nuôi

Việc thay đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi tập trung để đảm bảo điều kiện tốt về chuồng trại, cong giống cũng như truy xuất rõ nguồn gốc, đẩy nhanh chăn nuôi từ dạng hữu cơ sang ứng dụng công nghệ cao.

Cần thay đổi công tác quản lý, chính sách hỗ trợ từ quy chuẩn, tiêu chuẩn và kiểm soát thị trường đến việc xây dựng chính sách hỗ trợ, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất.
Không những vậy, các hộ gia đình cũng cần xác định rõ vị trí, cách thức chăn nuôi, cách xây dựng, bố trí sắp xếp chuồng trại hợp lý nhất.

Chi tiết quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo  và điểm danh một số phương pháp được áp dụng thường xuyên đã được GMC Vina chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng từ những chia sẻ này mọi người có thể có riêng cho mình những giải pháp xử lý nước thải tối ưu nhất cho trang trại của mình và tiết kiệm được chi phí bạn nhé. Nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan cần được giải đáp quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến số hotline 0866.373.222 để được đơn vị hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...