Giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật có thực sự hiệu quả

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật đang là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ cùng với đó là khối lượng nước thải xả thải ra môi trường cũng tương đối lớn. Vậy việc áp dụng các xử lý nước thải bằng thực vật có thực sự hiệu quả không mời bạn đọc hãy cùng GMC Vina tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thông tin tổng quan về nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi được phát sinh từ các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm và sẽ được gọi chung với một tên gọi. Có thể thấy rằng, nguồn nước thải chăn nuôi có tính ô nhiễm tương đối cao, các nhóm chất hữu cơ, vô cơ chiếm 90% đặc biệt là các loại vi sinh gây bệnh như coliform, e.coli, streptococcus sp... hình thành bệnh kiết lị, tả... nhiều loại virus có hại cùng các ký sinh trùng, ấu trùng có trong chất thải của gia súc, gia cầm.

Nước thải chăn nuôi - nguồn nước cần được xử lý

Nước thải chăn nuôi - nguồn nước cần được xử lý

Quá trình xử lý nước thải chăn nuôi hầu hết mọi người đều dùng đến hệ thống biogas tiếp sau đó sẽ qua hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas. Nhìn tổng quan ta sẽ thấy việc đầu tư cho hai hệ thống xử lý nước thải này tốn khá nhiều chi phí nhưng trường hợp không xử lý mà đưa trực tiếp ra ngoài môi trường chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Thực vật thủy sinh sử dụng để xử lý nước thải chăn nuôi

Cây bèo tây - thực vật thủy sinh xử lý nước thải

Cây bèo tây - thực vật thủy sinh xử lý nước thải

Thực vật thủy sinh sinh sống trong môi trường nước thường sẽ được dùng để làm phân compost, thức ăn cho gia súc,... Mọi người có thể tham khảo một số loài thực vật thủy sinh tiêu biểu dưới đây và công dụng đặc trưng của chúng:

Chi tiết quy trình xử lý nước thải bằng thực vật thủy sinh

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh khá đơn giản. Nước thải chăn nuôi đầu tiên sẽ đi qua song chắn rác với mục đích giữ lại các loại rác có kích thước lớn. Tiếp theo đó sẽ đến bể lắng sơ bộ, các chất rắn nặng hơn trong nước thải sẽ được lắng xuống dưới đáy bể và loại bỏ một phần chất độc hại trong nước.

Sau khoảng vài ngày, các tạp chất đã lắng một phần, nước thải sẽ được đưa sang bể thực vật thủy sinh. Tại đây, các chất thải rắn sẽ được xử lý bởi các thực vật thủy sinh bên trong bể.

Các thực vật thủy sinh và các vi sinh vật sinh sống dưới rễ sẽ dùng hóa chất hữu cơ, vô cơ để sinh trưởng và phát triển. Không những vậy, thực vật thủy sinh sẽ được trồng phủ kín mặt bể và hạn chế các chất thải rắn phát tán ra ngoài không khí.

Nước từ bể thủy sinh có thể tận dụng làm nước tưới cây hoặc vệ sinh chuồng trại.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh

Ưu điểm

  • Hiệu quả xử lý ổn định tương đối
  • Các thực vật thủy sinh có thể sử dụng làm phân hoặc thực ăn chăn nuôi.
  • Chi phí cho công trình xử lý khá thấp đặc biệt không cần hóa chất hoặc bất cứ chất dinh dưỡng nào cho các cây thủy sinh phát triển.
  • Không cần các công nghệ quá phức tạp, vận hành thường xuyên.

Nhược điểm

  • Tùy thuộc vào từng loại nước thải và các cây thủy sinh do đó không vần diện tích bể thủy sinh lớn để xử lý.
  • Cần thực hiện ở những nơi có đủ ánh sáng phục vụ cho các cây thủy sinh phát triển.

Kết quả một số cuộc nghiên cứu thực vật thủy sinh dùng trong xử lý nước thải chăn nuôi

Thực tế đã có khá nhiều nghiên cứu và áp dụng vào thực tế nhằm phân tích khả năng xử lý nước thải chăn nuôi từ thực vật thủy sinh. Mọi người có thể tham khảo một số thí nghiệm ngay dưới đây.

Thí nghiệm 1

Với bể thủy sinh sẽ được trồng cả hai loại thực vật thủy sinh đó là cây ngổ và cây lục bình. Sau khoảng thời gian 9 tháng thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khả năng xử lý như sau:

  • Cây rau ngổ sẽ có hiệu suất xử lý: độ đục giảm 96,94%, COD là 44,97%, tổng nitơ là 53,6%...
  • Cây lục bình có hiệu suất xử lý: độ đục giảm 97.79%, COD 66.1%, tổng nitơ 64,36%...

Thông quá cuộc thí nghiệm này chúng ta có thể thấy được rằng nước thải chăn nuôi bằng thực vật thủy sinh vẫn chưa có khả năng đạt chỉ số COD, nitơ tổng theo đúng QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT quy định về nguồn nước thải chăn nuôi.

Tuy nhiên đây cũng là một con số đáng khen ngợi và có thể áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi mô hình nhỏ có quy trình nuôi khép kín. Bởi nguồn nước thải sau xử lý có thể tận dụng với nhiều mục đích khác nhau không cần thải ra ngoài môi trường.

Thí nghiệm 2

Bể thủy sinh sẽ được nuôi bèo tây và xử lý nước thải chăn nuôi sau qua bể biogas. Với tính chất nước thải sau biogas này các chất hữu cơ sẽ giảm đi khá nhiều và thành phần cao nhất là tổng nitơ có trong nước thải. Hiệu quả xử lý sẽ được cập nhật dưới đây:

  • Khối lượng nước thải 50l/m2: tổng nitơ đưa vào 4489,5 mgN/m2.ngày và lượng xử lý được trong bể thủy sinh là 2953,64 mgN/m2.ngày.
  • Khối lượng nước thải 100l/m2: tổng nitơ đưa vào là 10038 mgN/m2.ngày thì lượng nito được xử lý trong bể thủy sinh là 3985,09 mgN/m2.ngày.

Thông qua kết quả của hai cuộc thí nghiệm trên ta có thể giải đáp được thắc mắc rằng “xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật có thực sự hiệu quả không?” Nhận xét công tâm với môi hình thực vật thủy sinh xử lý nước thải cho hiệu quả khá tốt tuy nhiên CHỈ PHÙ HỢP với các CÔNG TRÌNH CHĂN NUÔI VỪA VÀ NHỎ. Ngược lại với các mô hình lớn hơn thì mọi người nên cân nhắc chọn lựa các phương án xử lý nước thải khác để hiệu quả đạt được tối ưu nhất.

Gợi ý một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác của GMC Vina

GMC Vina gợi ý một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác mang đến hiệu quả cao, có tính bền vững, cụ thể:

  • Công nghệ sinh học: giải pháp xử lý hiệu quả, triệt để và bảo vệ sức khỏe, môi trường
  • Công nghệ oxy hóa: quá trình lắp đặt dễ dàng, chi phí rẻ và tiết kiệm được năng lượng. Phù hợp với mô hình chăn nuôi nhỏ.
  • Đệm lót sinh học: Cách làm này giúp loại bỏ mùi hôi, thối hiệu quả, cải thiện được các cấu trúc vi khuẩn phức tạp trở thành vi khuẩn vô hại.

Phương pháp đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Phương pháp đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà

Nhìn chung, với phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi nào không riêng áp dụng thực vật thủy sinh đều có ưu và nhược điểm riêng. Do đó để đạt hiệu quả cao nhất mọi người cần cân nhắc đến một số tiêu chí khác như quy mô chuồng trại, kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý.... Để có mô hình xử lý nước thải chăn nuôi tốt nhất, tiết kiệm chi phí mọi người có thể liên hệ ngay đến hotline 0866.373.222 của GMC Vina để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn thiết kế và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
 

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...