Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà đạt chuẩn

Xử lý nước thải chăn nuôi gà tại Việt Nam nhiều hộ chăn nuôi đã và đang triển khai nhiều phương pháp khác nhau tuy nhiên vẫn chưa có được giải pháp tốt nhất, tiết kiệm và an toàn đối với môi trường. Hãy cùng GMC Vina tìm hiểu chi tiết hơn về cách xử lý nước thải nuôi gà đạt tiêu chuẩn ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thực trạng ô nhiễm từ ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam

Kinh tế ngày càng phát triển vì vậy ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam đang có xu hướng chuyển dịch từ quy mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn. Cùng với xu hướng sẽ đi cùng với tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng, con số ở mức báo động.

Có khá nhiều nguồn thông tin khác nhau cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do không kiểm soát được lượng nước thải xả thải ra ngoài môi trường và ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào xử lý nước thải chất thải chăn nuôi gà phù hợp.

Ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ

Ngành chăn nuôi gà tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ

Hầu hết, nước thải và chất thải từ các hộ chăn nuôi gà đều xả thải tự do ra ngoài môi trường, có thể chảy ra ao, hồ, sông... Tình trạng này không chỉ làm ô nhiễm không khí do phát sinh mùi hôi, nguồn nước bị tác động nặng nề.

2. Thành phần của nước thải nuôi gà

Nguồn nước thải chăn nuôi gà được hình thành chủ yếu từ quá trình rửa dọn chuồng trại và có chứa rất nhiều thành phần độc hại, cụ thể:

  • Chất thải có của gà, vụn thức ăn, lông gà cùng rất nhiều chất thải rắn khác.
  • Trong nước thải có chứa nhiều lượng oxy như BOD, COD...
  • Các hợp chất hữu cơ như nito, photpho...
  • Nước thải cũng chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như coliform, virus newcastle...
  • Mầm bệnh sinh học có trong lông, phân, nước tiểu của gà, dịch cúm gia cầm, bệnh gà ủ rũ...

Để hiểu rõ hơn, mọi người có thể tham khảo chỉ tiêu, nồng độ đặc trưng ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi gà.

Thông số ô nhiễm Đơn vị

                                        Giá   trị   ô      nhiễm 

Cột A (QCVN 62 - MT:2016/BTNMT) Cột B (QCVN 62 - MT:2016/BTNMT)
pH  -  7 - 9   6 - 9 5,5 - 9
BOD mg/l 1500 - 2500 40 100
COD mg/l 2500 - 5000 100 300
TSS mg/l 170 - 3000 50 150
Nito tổng mg/l 400 - 1000 50 150
Coliform MPN/100ml 100000 3000 5000

Chỉ tiêu và nồng độ đặc chưng của nước thải chăn nuôi gà

3. Tác hại nước thải chăn nuôi với môi trường

Nước thải chăn nuôi gà không được xử lý kịp thời chắc chắn sẽ gây hại đến môi trường và sức khỏe của con người.

  • Với những trang trại có diện tích chăn nuôi lớn, mùi hôi thối của nước thải có thể ảnh hưởng đến cả các khu vực xung quanh điều này sẽ khiến các trang trại bị mất lòng tin, khiếu nại thậm chí bị xử phạt theo đúng luật nếu để hiện tượng này diễn ra trong khoảng thời gian dài.
  • Nước thải chăn nuôi nếu không được xử lý kỹ sẽ gây ra nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng khá nặng đến nguồn nước.
  • Nước thải chăn nuôi gà cũng sẽ gây ô nhiễm đến đất, mạch nước ngầm, nếu tiếp xúc với nước thải chưa qua xử lý chắc chắn khả năng mắc bệnh sẽ có tỷ lệ cao hơn vì vậy mọi người cần hết sức chú ý đến vấn đề này.

4. Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi gà đạt chuẩn

Các phương pháp xử lý cơ học, hóa – lý học, sinh học đều được áp dụng một cách linh hoạt trong quá trình xử lý nước thải. Tùy thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp chúng ta sẽ chọn lựa phương pháp phù hợp. Sự kết hợp các phương pháp với nhau sẽ mang đến hiệu quả cao nhất.

Chi tiết quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gà sẽ được diễn ra như sau:

Giai đoạn 1: Xử lý thô – Loại bỏ chất rắn

Đầu tiên nước thải trong quá trình rửa dọn, vệ sinh hệ thống chuồng trại sẽ được trung tại các hố nước thải. Trên mặt hố sẽ được các song chắn rác để loại bỏ rác thải rắn có kích thước lớn. Nhằm mục đích xử lý các loại rác thải có nguy cơ làm tắc ống cống.

Tại các hố tập trung, mọi người sẽ thu được khí metan (khí đốt). Loại khí này sẽ được làm nhiên liệu cho bếp gas công nghiệp, bếp đốt...

Giai đoạn 2: Bể điều hòa và bể sinh học

Sau quá trình xử lý thô, nguồn nước thải sẽ chảy vào bể điều hòa. Tại đây, hệ thống sục khí liên tục, nước thải được điều chỉnh lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm về mức ổn định.

Tiếp theo đó nước thải tiếp tục được đưa tới bể xử lý sinh học, bao gồm cụm bể kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí.

Các vi sinh vật thiếu khí sẽ được phân hủy các chất hữu cơ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Hầu hết các vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí trong bể sẽ tạo ra các phản ứng sinh học giúp giảm chỉ số BOD, COD lên đến 85%.

Ngoài ra, các vi sinh vật còn thực hiện các phản ứng khử nitrat và photpho. Sau khi phân hủy các chất hữu cơ bằng vi sinh vật cũng tạo ra lượng bông bùn lớn (xác vi sinh).

Giai đoạn 3: Bể lắng và bể khử trùng

Lượng nước sản sinh từ bể sinh học hiếu khí sẽ tuần hoàn lại về bể hiếu khí. Còn nguồn từ chăn nuôi có các bông bùn sẽ được đưa vào bể lắng. Tại bể lắng, các bông bùn sẽ được lắng đọng dưới đáy bể. Sau một khoảng thời gian định kỳ các bông bùn sẽ được xử lý (tận dụng làm phân bùn sinh học).

Về phía nước thải, sau khi được xử lý nồng độ ô nhiễm đáng kể sẽ được đưa vào khử trùng. Các chất khử trùng có trong bể như javen, chlorine... sẽ khử các vi sinh vật có hại như coliform, ecoli...

Giai đoạn 4: Bể áp lực

Dưới áp lực của dòng nước và trọng lực, các chất thải chăn nuôi gà sẽ lơ lửng còn lại sẽ được lọc và giữ trong các lớp vật liệu lọc tại đây.

Việc xử lý nước thải chăn nuôi được hoàn tất dưới bể áp lực này và được phép xả ra môi trường theo đúng quy định, quy chuẩn an toàn vệ sinh.

Xử lý nước thải chăn nuôi gà nói riêng và nước thải chăn nuôi nói chung là việc làm bắt buộc trong quy trình vận hành công nghiệp chăn nuôi. Rất hy vọng những chia sẻ của GMC Vina trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn và chọn lựa được phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi gà phù hợp bạn nhé!

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...