Giải pháp và quy trình xử lý nước thải sơn hiệu quả

Có thể thấy, ngành sản xuất sơn tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh những lợi ích kinh tế mà ngành này mang đến thì các vấn đề về môi trường của quá trình sản xuất sơn cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Toàn bộ hệ thống nước thải sơn, phun sơn bắt buộc đầu tư xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Vậy quy trình xử lý nước thải sơn như thế nào, mời bạn đọc hãy cùng GMC Vina tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của nước thải sơn

Nước thải sơn chủ yếu được hình thành từ hoạt động vệ sinh thiết bị mà nước làm mát thiết bị, cụ thể:

  • Nước vệ sinh thiết bị: giai đoạn rửa thiết bị - bước làm quan trọng và không thể thiếu trong quy trình sản xuất. Giai đoạn này thường sẽ có chứa nhiều kim loại nặng, dung môi hữu cơ...
  • Nước làm mát: nước thải có độ phân tán cao, độ nhiệt học, màu sắc cũng như tính độc hại tương đối cao.

Đặc trưng chung của thành phần ô nhiễm của nước thải sơn thường chứa dung môi, màu, chế phẩm phụ gia cùng chất hóa học có tính dẻo. Từ đó mà hàm lượng BOD, TSS trong nước thải sơn khá cao. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì rất dễ tác động đến môi trường cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống thực của người dân.

Nước thải sơn có nhiều đặc tính nổi bật

Nước thải sơn có nhiều đặc tính nổi bật

Tác động của nước thải sản xuất sơn đến môi trường

  • Hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao: nước thải sản xuất sơn có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nước chất cho sinh hoạt và công nghiệp.
  • Hàm lượng chất lơ lửng cao: làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng cao: nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp.
  • Độ đục cao: nước thải sản xuất có độ đục cao tác động đầu tiên gây ảnh hưởng đến mỹ quan, giảm giá trị sử dụng nguồn nước. Bên cạnh đó, còn làm giảm khá năng tự làm sạch, khả năng sản xuất của nơi tiếp nhận nước thải. Với các loài sinh vật, độ đục có khả năng làm quang hợp của vi sinh vật; các loài sinh vật khác có khả năng bị nghẹt hô hấp, thiếu thức ăn.

Từ những tác động mà GMC Vina chỉ ra cho bạn trong quá trình sản xuất sơn chúng ta nhận thấy được nước thải sơn có nồng độ chất hữu cơ cao, chủ yếu là khả năng phân hủy sinh học nên đây là nguồn nước có khả năng gây ô nhiễm cao cho môi trường xung quanh nếu không được xử lý triệt để.

Vì vậy để xử lý nước thải sản xuất sơn là một yếu tố quan trọng và cần thiết đối với các nhà máy sản xuất sơn.

Nước thải sơn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và môi trường

Nước thải sơn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và môi trường 

Phương pháp xử lý nước thải sơn hiệu quả

Phương pháp keo tụ - tạo bông

Bởi đặc thù của nước thải sơn do đó hàm lượng SS, COD rất cao do đó việc xử lý nước thải sơn bằng phương pháp keo tụ sẽ đạt hiệu quả xử lý cao hơn.

Cơ chế hoạt động của quá trình keo tụ là các hạt cặn lơ lửng trong nước đều mang điện tích âm hoặc dương. Đối với các hạt rắn có nguồn gốc silic, các hợp chất hữu cơ đều có điện tích âm. Các hạt có điện tích âm sẽ hút ion trái dấu, một số ion trái dáu đó sẽ bị hút chặt vào hạt rắn đến mức chúng chuyển động cùng hạt rắn từ đó tạo thành một mặt trượt. Xung quanh các lớp ion trái dấu bên trong này là lớp ion bên ngoài hầu hết có các ion trái dấu nhưng chúng bị bám hút vào mỗi chất lỏng và có thể dễ dàng bị trượt ra.

Hiệu quả của keo tụ phụ thuộc vào hóa trị ion, chất keo tụ mang điện tích trái dấu và điện tích của hạt. Hóa trị ion càng lớn thì hiệu quả keo tụ càng cao. Các loại hóa chất sử dụng cho quá trình keo tụ là phèn sắt, phèn nhôm, PAC, polymer...

Ưu điểm: có thể áp dụng khi nước nguồn dao động, hiệu quả cao hơn lắng sơ bộ, hiệu quả khử độ màu, độ đục cao, thiết bị gọn, ít tốn diện tích, hóa chất sử dụng dễ kiếm và có giá thành thấp.

Phương pháp oxy hóa

Nước thải của các nhà máy sơn thường sẽ có chất tạo màng, dung môi, bộ màu, phụ gia... có khả năng gây ô nhiễm với độ phân tán, độ bền nhiệt học, than hoạt tính hóa học khác nhau do đó nước thải sơn sẽ có độ độc tương đối cao. Và một trong những phương pháp được sử dụng để xử lý nước thải sản xuất sơn đó là phương pháp Fenton.

Phương pháp oxy hóa sử dụng phản ứng Fenton sẽ mang đến hiệu quả phá hủy chất ỗ nhiễm rất cao. Đối với nước thải sơn thì hiệu quả xử lý COD đạt khoảng 80%.

Chi tiết quy trình xử lý nước thải sơn

Tham khảo quy trình xử lý nước thải sơn hiệu quả

Tham khảo quy trình xử lý nước thải sơn hiệu quả 

Quy trình xử lý nước thải sơn diễn ra theo nhiều giai đoạn như:

Hố thu gom

Nước thải từ các công đoạn sản xuất được dẫn về hố thu gom. Song chắn rác được đặt ở đầu nguồn nước với kích thước nhỏ nhằm loại bỏ toàn bộ rác thải, bao bì,... ra khỏi nguồn nước.

Bể điều hòa

Bởi nước thải sơn hầu như có nồng độ pH và nhiệt độ nước thải khá cao do đó nước thải được dẫn về bể điều hòa nhằm điều chỉnh lưu lượng và nồng độ sao cho phù hợp. Nhằm tránh quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra, bể điều hòa được trang bị máy thổi khí nhằm tránh cặn lắng xuống đáy bể.

Bể keo tụ - tạo bông

Nước thải được bơm vào bể keo tụ - tạo bông, bổ sung thêm hóa chất gồm phèn nhôm, PAC nhằm tạo điều kiện để các chất rắn lơ lửng cùng hạt keo trong nước kết dính và hình thành nên những bông cặn có kích thước lớn hơn.

Bể lắng 1

Bể lắng 1 tiếp nhận nguồn nước và thực hiện vai trò bông cặn đã được hình thành trước đó nhờ có tác dụng của trọng lực. Thêm vào đó dung dịch H2SO4 nhằm giảm nồng độ pH trong nguồn nước thải xuống còn 3. Thêm bùn lắng sẽ thu được về bể chứa bùn, phần nước sạch phía trên dẫn qua bể oxy hóa fenton.

Bể oxy hóa fenton

Thực hiện quá trình oxy hóa các hợp chất khó phân hủy, giai đoạn này chất oxy hóa H202 và chất xúc tác KmnO4, Fe2SO4.7H20 góp phần giúp quá trình oxy hóa diễn ra một cách hiệu quả hơn.

Bể trung hòa

Tiếp nhận nguồn nước thải với sự góp mặt của dung dịch NaOH để điều chỉnh nồng độ pH về trung tính để tạo tiền đề quan trọng và cần thiết vi sinh vật phát triển. Tiếp tục đi qua bể Aerotank với sự xuất hiện của VSV hiếu khí hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ trong nước thải để chuyển hóa thành thức ăn và tăng sinh khối nhờ cung cấp oxy hóa liên tục bằng máy sục khí.

Bể lắng 2

Tham gia vào quá trình xử lý nước thải sơn bằng cách lắng bùn sinh học. Phần bùn này được chuyển ngược về bể chứa bùn và xử lý định kỳ. Một phần đưa về bể Aerotank để đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của các vi sinh vật. Nguồn nước thải đầu ra phải đạt chuẩn 40:2001/BTNMT.

Chi tiết quy trình xử lý nước thải sơn đã được GMC Vina chia sẻ trong bài viết trên. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơn hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải sơn hay các ngành nghề khác mọi người hoàn toàn có thể tham khảo đến công ty chúng tôi. Bằng kinh nghiệm thực chiến nhiều dự án, đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao hứa hẹn mang đến dịch vụ chất lượng nhất. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng liên hệ ngay đến số hotline 0866.373.222 để được hỗ trợ bạn nhé!

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...