Biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi bò tối ưu chi phí

Bên cạnh những ngành chăn nuôi lợn, gà... thì chăn nuôi bò tại Việt Nam cũng là ngành kinh tế quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng thịt, sữa và các nhu cầu tiêu dùng khác trong nước. Nhưng hoạt động chăn nuôi bò cũng hình thành một lượng lớn nước thải, chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật gây hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Đứng trước tình trạng này, việc xử lý nước thải chăn nuôi bò là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cũng như ngành chăn nuôi được bền vững theo thời gian.

Đặc trưng của nước thải chăn nuôi bò

Nước thải chăn nuôi bò sẽ được hình thành từ quá trình vệ sinh bò, chuồng trại, máng ăn... Theo ước tính, những trang trại có quy mô khoảng 1000 con thì lượng nước thải hàng ngày sẽ lên đến 62 m3. Lượng nước thải có thể tăng giảm theo từng mùa. Trung bình mỗi con bò thải ra ngoài khoảng 20kg phân trong ngày.

Nước thải chăn nuôi bò  có nhiều đặc trưng nổi bật

Nước thải chăn nuôi bò có nhiều đặc trưng nổi bật

Thành phần của nước thải nuôi bò hầu hết là các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật tồn tại dưới dạng hòa tan, phân tán nhỏ hoặc có kích thước lớn. Đặc trưng chủ yếu của nước thải chăn nuôi bò là ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm nito, photpho và có chứa khá nhiều loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.

Những chất hữu cơ chưa được gia súc đồng hóa, hấp phụ sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất khác. Bên trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm khoảng từ 70 – 80%: cacbonhydrat, protein, các dẫn xuất của chúng. Chất vô cơ chiếm phần còn lại gồm: cát, đất, muối, ure, aluminium...

Việc xử lý nước thải chăn nuôi bò giúp làm giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặc biệt hơn giúp đảm bảo sức khỏe và vệ sinh môi trường.

Quy trình, công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải
 Tham khảo sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò hiệu quả

Tham khảo sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò hiệu quả

Hầm biogas và lọc thô

Sau quá trình xử lý nước thải chăn nuôi bò tại hầm Biogas, nước thải sẽ tiếp tục đến hố thu gom. Nguồn nước thải sẽ đi qua các cửa chắn hoặc săn chắn rác nhằm loại bỏ các loại chất thải có kích thước lớn. Việc chắn, gạn rác thô tại bước làm này sẽ có mục đích giảm nguy cơ tắc nghẽn, mắc kẹt hệ thống xử lý ở giai đoạn sau.

Bể điều hòa

Nước thải sau khi được lọc thô sẽ được đưa đến bể điều hòa để điều chỉnh lưu lượng và nồng độ. Với hệ thống máy thổi khí, nguồn nước thải sẽ được sục khí và tác động liên tục. Việc sục khí sẽ tránh làm sốc tải trọng và làm chết các vi sinh vật. Nước thải sau đó được chuyển sang bể sinh học kỵ khí và thiếu khí.

Bể kỵ khí và thiếu khí (bể UASB)

Nước thải được chảy vào trong bể dưới tác động của quá trình kỵ khí và thiếu khí sinh ra nhiệt độ cao. Từ đó sẽ tạo ra các phản ứng thủy phân, axit hóa tạo khí metan. Quá trình xử lý nước thải chăn nuôi bò tại bể sinh học sẽ được chuyển tiếp qua bể hiếu khí.

Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)

Tại bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí sẽ được xử lý sự cố chất thải hữu cơ. Quá trình xử lý sẽ tạo ra các bông bùn. Nước thải sau đó quá trình xử lý tại các bể sinh học này, nồng độ BOD, COD giảm đến khoảng 85% so với ban đầu. Nước thải sẽ tiếp tục tràn sang bể lắng.

Bể lắng

Tại bể lắng, các bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy bể. Các bông bùn sẽ được gộp số lượng nhất định và được cung cấp vào bể chứa bùn, xử lý theo đúng định kỳ. Với cách xử lý đa dạng, linh hoạt có thể tận dụng làm phân bón, thức ăn cho các loại cây trồng.

Bể khử trùng

Tới giai đoạn này, các chất thải khử trùng như javen, chlorine... được hòa vào nước thải, nhằm khử triệt để các vi khuẩn, vi sinh vật có hại còn sót lại. Sau khi làm sạch vi khuẩn, vi sinh vật sẽ được xử lý tại hồ sinh học.

Hồ sinh học

Hồ sinh học chất thải vô cơ, hữu cơ còn sót lại trong nguồn nước thải sẽ được xử lý một cách tự nhiên nhất bằng giải pháp ao hồ. Hồ sinh học có cơ chế hoạt động như một số thủy sinh có diện tích khá lớn.
Sau toàn bộ những quá trình trên, việc xử lý nước thải chăn nuôi bò sẽ được hoàn thiện. Khi nguồn nước thải đạt được đúng yêu cầu của Nhà nước về quản lý nước thải môi trường thì lúc đó nước thải sẽ  được xả ra môi trường.

Bài chia sẻ phía trên là quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bò được GMC Vina triển khai cho nhiều khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý nước thải của trang trại tối ưu nhất và phù hợp với từng quy mô có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0866.373.222 để được tư vấn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải chắc chắn sẽ mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất.
 

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...