Xử lý nước cấp sản xuất là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều chủ đơn vị kinh doanh, dịch vụ nhằm đảm bảo có nguồn nước sạch trong sản xuất và tối ưu chi phí vận hành. Để hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước cấp này, mời bạn đọc hãy cùng GMC Vina tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của nước cấp trong sản xuất
Có thể bạn chưa biết, nước cấp hay còn được gọi là nước sạch đã được xử lý bằng các công nghệ hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra và được cung cấp đến hệ thống các nhà máy.
Nguồn nước cấp trong sản xuất không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng chế biến thực phẩm điều này được quy định đầu ra theo tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT.
Nguồn nước giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
Nhu cầu sử dụng nước để sản xuất chắc chắn đơn vị nào cũng cần. Tuy nhiên, nước cấp không được xử lý đúng cách, không đạt chuẩn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và quá trình sản xuất. Không những vậy, nguồn nước không đảm bảo chính là căn nguyên gây ra những bệnh nguy hiểm như ung thư da, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và toàn bộ hệ thống máy móc của nhà máy.
Nước cấp giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất..., cụ thể:
- Các xí nghiệp cần nước để vệ sinh thiết bị, nhà xưởng... Nếu sử dụng nguồn nước không đạt yêu cầu, chứa nhiều vi khuẩn có hại sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến hệ thống thiết bị, máy móc. Đặc biệt trong lĩnh vực mỹ phẩm, khâu vệ sinh máy móc vô cùng quan trọng và đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, an toàn.
- Ngoài ra, các ngành công nghiệp khác cũng rất cần như làm lò hơi, cung cấp điện, sơ chế rau củ quả, làm chất tẩy rửa trong ngành may mặc... tất cả đều cần đến sự góp mặt của nước sạch để đảm bảo tính an toàn và vệ sinh.
Tiêu chí thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sản xuất
GMC Vina vừa gửi đến bạn đọc thông tin và mức độ quan trọng của nguồn nước cấp trong các ngành nghề. Vì vậy việc thiết kế hệ thống xử lý nước cấp sản xuất là việc làm cần thiết, đảm bảo tiêu chuẩn.
Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc tính của nguồn nước mà sẽ được thiết kế, thi công thích hợp:
- Xác định chất lượng nguồn nước thô đầu vào, nồng độ và thành phần các tạp chất trong nguồn nước cấp sản xuất.
- Xác định tiêu chuẩn nước thải sau xử lý, lựa chọn công nghệ, phương pháp cùng quy trình xử lý phù hợp với chất lượng nước cần xử lý đáp ứng cho mục đích sản xuất của cơ sở và doanh nghiệp.
- Tính được công suất thiết kế của toàn bộ hệ thống, hạng mục công trình cần đáp ứng khối lượng nước cần xử lý.
- Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng trang thiết bị máy móc đáp ứng nhu cầu cho việc xử lý từng nguồn nước khác nhau.
Gợi ý một số phương pháp xử lý nước cấp sản xuất hiệu quả
Xử lý nước cấp bằng cơ học
Phương pháp xử lý nước cấp sản xuất bằng cơ học mục đích chủ yếu loại bỏ các hợp chất vô cơ và hữu cơ ra khỏi bề mặt của nước. Phần lớn các chất này có diện tích khá lớn như túi nilon, thân cây,... Bởi vậy các phương pháp này chủ yếu sử dụng các thiết bị hồ lắng theo quy trình sau:
Bước 1: Tạo hồ chứa và lắng sơ bộ
Nguồn nước có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nguồn nước mặt như nước sông, suối, ao hồ hoặc nguồn nước ngầm như nước giếng khoan được bơm trực tiếp vào hồ lắng. Cặn bẩn và rác thải được lắng bớt trong hồ lắng này.
Bước 2: Đặt song chắn rác và lưới chắn rác
Nước từ nguồn vào có thể chứa nhiều rác thô vì vậy cần có sự hỗ trợ thêm của song chắn để lọc thô bước đầu tiên.
Bước 3: Tạo bể lắng cát và bể lắng
Nước mặt có độ đục cao vì vậy thường chứa các hạt lơ lửng vô cơ. Tại bể lắng cát các hạt vô cơ này sẽ được giữ lại để tránh việc bào mòn các cơ cấu chuyển động. Ngoài ra còn giảm cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và tạo bóng.
Bể lắng có chức năng giúp cho nguồn nước đạt mức độ ổn định và độ trong, loại bỏ các cặn bùn trước khi thực hiện bước tiếp theo. Dựa trên chiều dòng chảy, bể lắng có thể được thiết kế sao cho phù hợp.
Bước 4: Bể lọc
Phụ thuộc vào tốc độ lọc, tốc độ chảy và chiều của dòng nước cùng số lượng lớn vật liệu lọc... mà có thể chưa ra thành nhiều loại bể lọc khác nhau trong xử lý nước cấp. Bể lọc thực hiện nhiệm vụ sàng lọc và tách các hạt rắn trong nước.
Tham khảo phương pháp xử lý nước cấp hiệu quả
Xử lý nước cấp bằng phương pháp hóa lý
Cơ chế hoạt động của phương pháp lý hóa là đưa vào chất tạo phản ứng, hoạt chất này phản ứng với các tạp chất bên trong nước và có khả năng loại chúng ra khỏi nước dưới dạng cặn lắng hoặc dạng hòa tan không độc hại. Xử lý nước cấp sản xuất theo phương pháp hóa lý sẽ được thực hiện theo đúng quy trình sau:
Bước 1: Làm thoáng
Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt hóa trị II. Thực hiện điều này sẽ dễ dàng dàng thực hiện quá trình oxy hóa cùng các chất hữu cơ và khử mùi của nước.
Bước 2: Clo hóa sơ bộ
Nhằm mục đích tăng khả năng khử trùng khi có nguồn nước nhiễm clo nặng, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu hình thành sự nhầy nhớt trên mặt lọc. Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc.
Bước 3: Keo tụ - tạo bông
Các hạt sẽ tồn tại dưới dạng hạt keo mịn phân tán trong nguồn nước. Quá trình các cặn bẩn kết dính và liên kết với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước và trọng lượng lớn hơn được gọi là quá trình keo tụ - tạo bông.
Bước 4: Khử trùng nước
Để loại bỏ hoàn toàn được cá vi khuẩn, vi trùng gây bệnh sau quá trình xử lý nước cấp cơ học thì việc khử trùng nước là quá trình bắt buộc. Ở thời điểm hiện tại có 6 phương pháp khử trùng nước được áp dụng phổ biến:
- Khử trùng bằng clo và các hợp chất của clo
- Khử trùng bằng ozone
- Khử trùng bằng nhiệt độ
- Khử trùng bằng tia cực tím
- Khử trùng bằng siêu âm
- Khử trùng bằng ion bạc
Bài viết phía trên đã đưa ra một số thông tin về xử lý nước cấp sản xuất. GMC Vina đã đồng hành cùng nhiều khách hàng trong các công trình xử lý nước cấp sản xuất, xử lý nước cấp sinh hoạt.... từ đó chúng tôi đúc kết được kinh nghiệm và cung cấp được các giải pháp phù hợp nhất đến quý khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn hệ thống xử lý nước mặt hoặc giải đáp các câu hỏi liên quan hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline 0866.373.222 để được hỗ trợ bạn nhé!