Bể lắng ngang trong xử lý nước cấp - Cấu tạo và ứng dụng

Thực trạng nguồn nước ô nhiễm đang trong mức báo động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của người dùng. Đứng trước tình trạng này, việc làm đầu tiên chúng ta cần thực hiện đó là xử lý và đảm bảo nguồn nước sạch. Và để làm được điều này, thiết bị bể lắng ngang trong xử lý nước cấp đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều đơn vị. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, hãy cùng GMC Vina tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây nhé!

Cấu tạo của bể lắng ngang trong xử lý nước cấp

Kích thước của bể

Bể lắng ngang trong xử lý nước cấp là giải pháp hàng đầu được rất nhiều người tin tưởng chọn lựa để giải quyết triệt để tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay.

Thoạt nhìn bề ngoài bể sẽ có hình chữ nhật. Tỷ lệ chiều dài và chiều rộng sẽ luôn lớn hơn ¼ và chiều rộng sẽ khoảng từ 2,5 – 4m. Đặc biệt, để phát huy tối đa hiệu quả nên chiều sâu của bể lắng ngang được thiết kế sâu khoảng 4m.

Cấu tạo của bể lắng ngang dùng trong xử lý nước cấp

Cấu tạo của bể lắng ngang dùng trong xử lý nước cấp 

Bộ phận điều phối nước

Tại vị trí đầu của bể sẽ được lắp thêm thiết bị chắn cách thành cửa khoảng từ 50 – 100cm và có chiều sâu khoảng 0,2cm. Công năng của bộ phận này sẽ giúp toàn bộ hệ thống được điều phối cân bằng trên toàn bộ bề ngang của bể. Từ đó, khối lượng nước cấp cần được xử lý sẽ được đưa theo máng phân ngang đi vào bên trong bể và trải đều trên chiều rộng.

Máng thu nước

Thiết kế máng phân phối có cấu tạo tương tự giống như khu vực cuối bể nhằm thu lại lượng nước khi đã xử lý xong. Bên cạnh đó, tấm chắn được thiết kế với nửa chìm, nửa nổi cũng được lắp đặt tại vị trí có mực nước có độ sâu khoảng từ 0,15 – 0,2m và không vượt ngưỡng 0,25 – 0,5m. Nhiệm vụ của hệ thống này thu và loại bỏ các chất rắn nổi ra ngoài.

Để việc thu dọn được trở nên nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn cho việc thu gom cặn thì chắc chắn phần đáy bể sẽ cần thiết kế có độ dốc khoảng i = 0,02 – 0,04. Và độ dốc của hố cặn bùn luôn lớn hơn 45 độ, toàn bộ hệ thống được bố trí hệ thống xả cặn bao gồm xả kiệt theo định kỳ và xả cặn bằng phương pháp thủy lục.

Bên cạnh đó, mọi người còn sử dụng thiết bị gạt cặn cơ khí. Vận tốc thanh gạt trong khoảng từ 0,25 – 0,35 m/s.

>> Tham khảo thêm: Bể lắng trong xử lý nước cấp

Ưu điểm và nhược điểm của bể lắng ngang

Tùy thuộc quy mô công trình xử lý nước cấp và công suất xử lý, GMC Vina đều sẽ thiết kế cho khách hàng các loại bể lắng phù hợp. Đây là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng mọi người có thể đánh giá khách quan về hiệu quả xử lý nước cho toàn hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng.

Và bể lắng ngang cũng là thiết bị được nhiều người sử dụng và đánh giá tương đối cao. Vậy thiết bị này sở hữu những ưu điểm và nhược điểm gì mà được ứng dụng phổ biến đến vậy hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ưu điểm

Thiết kế và vận hành đơn giản

GMC Vina tự tin khẳng định bể lắng ngang là hệ thống xử lý nước cấp đơn giản nhất ở thời điểm hiện tại. Toàn bộ hệ thống được thiết kế thông minh, cho phép nước lưu thông theo chiều ngang thông qua bể lắng khá dài. Quá trình vận hành và lắp đặt của hệ thống trở nên đơn giản, dễ dàng hơn bởi nhờ có chiều ngang thiết kế tương đối rộng.

Mặt khác, chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn rất nhiều so với các hệ thống xử lý nước khác đặc biệt hơn không đòi hỏi kỹ thuật quá cao trong cả quy trình vận hành.

Áp dụng cho lưu lượng nước lớn

Có thể bạn bạn chưa biết, hầu hết các bể lắng ngang sẽ thường xuyên xuất hiện trong những nhà máy xử lý nước cấp có quy mô lớn. Nhờ có thiết kế thông minh, kích thước chiều dài gấp 2 lần chiều rộng do đó bể có khả năng ngăn dòng rất hiệu quả. Bể lắng ngang trong xử lý nước cấp thường được áp dụng cho lưu lượng lớn khoảng 15.000 m3/ngày.

Phần nước trong bể lắng ngang được phân bố đều trên diện tích mặt cắt ngang của bể. Các chất huyền phù như cặn bùn sẽ được tích lại ngay ở dưới đáy hoặc liên tục được thải bỏ từ đó góp phần nâng cao hiệu quả làm sạch nguồn nước mặt phía trên.

Nhược điểm

Bên cạnh những điểm mạnh, việc sử dụng bể lắng ngang trong xử lý nước cấp vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế do đó trước khi áp dụng bạn cần tính toán kỹ lưỡng để phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo những hạn chế dưới đây:

  • Tốn khá nhiều diện tích: bởi bể lắng ngang có thiết kế hình chữ nhật vì vậy đòi hỏi diện tích khá lớn. Trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì không nên áp dụng loại bể lắng này mà hãy ưu tiên những giải pháp tối ưu hơn.
  • Mất thời gian lắng bởi chiều ngang rộng lớn và lưu lượng nước cần xử lý là rất lớn.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao
  • Khả năng xử lý các nguồn nước có mức ô nhiễm nặng, nhiều hóa chất vẫn còn hạn chế, bể lắng ngang phù hợp nhất để xử lý các nguồn nước mặt.

Như những chia sẻ của GMC Vina ở phía trên, bể lắng ngang trong xử lý nước cấp giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi chúng đảm bảo cho quá trình xử lý nước có thực sự hiệu quả hay không, chất lượng nước đầu ra được cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại một vài hạn chế nhưng bạn vẫn có thể cân nhắc và áp dụng các loại bể này một cách phù hợp nhất.

Tính ứng dụng của bể lắng ngang

Bể lắng ngang ở thời điểm hiện tại đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong các quy trình xử lý nước, đặc biệt như:

  • Xử lý nguồn nước cấp chứa nhiều bụi bẩn, cát cùng hàm lượng nước thải lớn (> 15.000 m3/ngày)
  • Ứng dụng trong công đoạn xử lý sơ bộ trong xử lý nước thải.

Bài chia sẻ phía trên, GMC Vina vừa gửi đến bạn đọc toàn bộ thông tin cơ bản về bể lắng ngang trong xử lý nước cấp. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua số hotline 0866.373.222 để đội ngũ tư vấn viên có thể hỗ trợ trong khoảng thời gian sớm nhất. 
 

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...