Bể lắng lamen được sử dụng nhiều để xử lý nước cấp trước khi đưa vào sử dụng, thiết bị này là sản phẩm không thể thiếu nhằm loại bỏ cặn bể có trong nước. Bể lắng lamen hay với nhiều loại bể khác cũng đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng và được ứng dụng nhiều trong các dự án xử lý nước cấp, nước thải... Nếu bạn chưa biết, hãy cùng GMC Vina tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu cấu tạo của bể lắng lamen
Bể lắng lamen trong xử lý nước cấp có cấu tạo phân thành 3 vùng xử lý chính, bao gồm:
- Vùng phân phối nước: là vùng đưa nước thải vào bên trong bể lamen có thể sử dụng vùng này kết hợp với bể keo tụ, tạo bông nhằm tăng hiệu quả quá trình lắng trong các tấm lamen.
- Vùng lắng: là vùng chứa các tấm lamen được đặt nghiêng 45 – 60 so với mặt nằm ngang.
- Vùng tập trung và chứa cặn: là vùng chứa toàn bộ bôn cặn kích thước lớn sau khi lắng.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể lắng lamen
Thực tế, mỗi vùng lắng giữ vai trò quan trọng hơn. Khu vực này được cấu tạo từ các tấm đặt nghiêng bằng nhiều lớp mỏng với khoảng không gian nhỏ hẹp. Hầu hết các tấm thường có hình dạng nửa lục giác và khi ghép chúng lại với nhau sẽ hình thành ống lục giác lớn hơn. Điều này giúp đảm bảo tính linh hoạt trong suốt quá trình thi công vì vậy luôn đảm bảo độ bền trong quá trình xây dựng.
Hệ thống xử lý nước cấp bằng bể lắng lamen
Bể lắng lamen hay còn được gọi với tên gọi khác là bể lắng lamella được rất nhiều người đánh giá cao trong quá trình xử lý nước cấp bởi hiệu suất xử lý cao, tiết kiệm chi phí vận hành đồng thời đảm bảo chất lượng nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.
Khi dòng di chuyển từ bể lamen theo độ nghiêng khoảng 60 độ thì có sự hỗ trợ thêm của các tấm lamen theo hướng từ dưới lên trên. Hầu hết các bông cặn hoặc kết tủa hình thành trước đó tiếp xúc và va chạm trực tiếp với các tấm lắng vì vậy chúng dễ dàng bám dính trên bề mặt. Cũng nhờ tác dụng của lực đẩy dòng nước mà bông cặn rơi xuống và đi vào hố thu cặn từ đó đi ra ngoài theo chu kỳ xả.
Xử lý nước cấp bằng bể lắng lamen
Bên trong, bể lắng có cấu tạo với 2 tấm lắng giúp tăng cường tính linh hoạt xử lý nguồn nước và kết hợp cùng ống nhựa khối đặt nghiêng khoảng 60 độ đặt chìm dưới dòng nước. Các tấm lamen được sản xuất với chất liệu nhựa cứng có tác dụng khử điện tích và chống chịu tốt với các điều kiện hóa chất hoặc môi trường khác nhau.
Mỗi ống hoặc tấm lamen được xem giống như bể lắng thu nhỏ rất thích hợp sử dụng cho các nhà máy có diện tích hạn chế. Đặc biệt hơn với bề mặt tiếp xúc của ống lắng càng lớn thì hiệu quả lắng càng cao sử dụng thể thích và rút ngắn được thời gian lắng.
>> Tham khảo: Xử lý nước mặt
Lợi thế vượt trội của bể lắng lamen
Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm bể lắng lamen lại được ứng dụng rất nhiều trong các dự án xử lý nước cấp lớn nhỏ của GMC Vina trước đó được khách hàng đánh giá và chúng tôi cũng tư vấn hướng khách hàng chọn lựa dòng thiết bị này. Bể lắng lamen có rất nhiều những ưu điểm vượt trội chúng ta có thể dễ dàng thấy được, cụ thể:
- Tốc độ xử lý nhanh từ đó tiết kiệm được khá nhiều thời gian và hiệu quả lắng cao hơn.
- Bể lamen có cấu tạo đơn giản, độ bền cao.
- Không tốn quá nhiều diện tích xây dựng bể
- Ít xảy ra tình trạng tắc nghẽn
- Lắp đặt đơn giản, vận hành dễ dàng
- Khả năng lắng bùn rất tốt
- Khả năng tự làm sạch bề mặt các tấm lắng
- Tiết kiệm được khá nhiều các chất keo tụ.
Tính ứng dụng của bể lắng lamen đang ngày càng rộng rãi, không chỉ là hệ thống xử lý nước cấp mà còn nhiều hệ thống khác như xử lý nước thải, xử lý nước giếng khoan hoặc cũng có thể là các khí thải công nghiệp....
Với những thông tin về bể lắng lamen trong xử lý nước cấp mà GMC Vina gửi đến bạn đọc rất hy vọng sẽ là những kiến thức hữu ích. GMC Vina – đơn vị chuyên thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước cấp, nước thải đặc biệt là thiết kế hệ thống bể lắng lamen nhằm tối ưu quá trình xử lý nước thải. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ đến số hotline 0866.373.222 để đội ngũ tư vấn viên có thể hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.