Xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại A đang là vấn đề nhận được nhiều sự chú ý của mọi người. Bởi nếu nước thải không được xử lý đúng cách sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh việc ứng dụng các phương pháp truyền thống, GMC Vina khuyến khích mọi người tham khảo đến công nghệ xử lý nước thải Jokaso – công nghệ hiện đại, hiệu quả xử lý cao.
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là nguồn nước thải đã được sử dụng trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Và chúng được đến từ các hộ gia đình, khu dân cư, đô thị, các tòa nhà... được hình thành trong quá trình sinh hoạt như tắm, nấu ăn, vệ sinh, giặt giũ...
Phần lớn nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý sẽ có màu xám hoặc màu đen và có mùi hôi khó chịu. Và cũng bởi điều này sẽ gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị.
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt
Tìm hiểu chi tiết nguồn gốc của nguồn nước thải sinh hoạt – nguồn nước này sẽ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
- Nước trong các chất thải của con người: phân, nước tiểu, dịch cơ thể,...
- Nước thải tẩy rửa: tắm gội, giặt giũ, nước thải nấu ăn...
- Nước thải còn tồn đọng như: dầu ăn, nước uống, thuốc trừ sâu, sơn, hóa chất...
- Nước thải rò rỉ từ bể phốt, xả bể phốt
- Nước thải từ bùn rác, nước cống, nước mưa...
Nước thải sinh hoạt - nguồn nước cần được xử lý trước khi xả thải ra môi trường
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt
Phụ thuộc vào lưu lượng và nồng độ từ đó xác định được thành phần của nước thải sinh hoạt bởi chúng sẽ bao gồm nhiều tạp chất với tính chất hóa học và vật lý khác nhau.
- BOD trong nước thải: đây là thước đo cho lượng oxy hóa cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Bởi vậy khi nồng độ BOD quá cao sẽ khiến các loài thủy sinh trong nước bị hạn chế khả năng hô hấp.
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS): tổng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị nước. Nồng độ TDS càng cao nước sẽ càng ô nhiễm nặng.
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải có kích thước cụ thể. TSS càng cao sẽ khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng bởi chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh làm tắc nghẽn sự phát triển của nhiều loài sinh vật khác.
- Mầm bệnh: trong thành phần của nước thải sinh hoạt cũng ẩn chứa nhiều mầm bệnh đặc biệt là nhóm bệnh truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
- Chất dinh dưỡng: bên cạnh những chất độc hại được nhắc ở phía trên, nước thải sinh hoạt cũng có các chất dinh dưỡng còn sót lại trong quá trình nấu ăn. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại tảo có hại phát triển mạnh mẽ gây hại đến sinh vật trong nước bởi hàm lượng nitơ quá cao.
Xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại A đơn giản với công nghệ Jokaso
Để xử lý được nguồn nước thải trước khi đưa ra môi trường khá đơn giản. Tuy nhiên việc đạt chuẩn A theo QCVN là vấn đề mà được rất nhiều khách hàng, doanh nghiệp quan tâm. Bằng kinh nghiệm của mình trong nhiều năm xử lý nước thải sinh hoạt cho nhiều công trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau cùng thành phần và tính chất đặc biệt, GMC Vina gợi ý đến bạn ứng dụng công nghệ Jokaso trong quá trình xử lý nước thải.
Công nghệ Jokaso xử lý nước thải
Các thiết bị xử lý nước thải dạng module được áp dụng công nghệ Jokaso 100% sinh học tự nhiên theo đúng quy trình SINH HỦY – TÁI TỔ HỢP – SINH HỦY mà không cần bổ sung các chế phẩm sinh học, hóa chất hoặc tia vật lý nào.
Quy trình được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xử lý với tốc độ khá nhanh. Hệ thống cho phép đồng nước nguồn nước thải và nước mưa đi chung một đường ống và có khả năng xử lý lên đến 95% lượng chất thải có trong nước.
Công nghệ Jokaso - giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại A hiệu quả
Mô tả thiết bị và quá trình hoạt động
Bể xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso (Johkasou) sẽ được chia thành 2 ngăn chính là ngăn dị dưỡng (01) và ngăn đầu ra kết hợp ngăn dị dưỡng (02). Đối với những trường hợp tái chế, tái sử dụng sẽ có thêm ngăn thứ 3 dự trữ nước sau quá trình xử lý.
Ngăn dị dưỡng
Tại ngăn dị dưỡng sẽ có lắp đặt các giá thể vi sinh cố định (FBR) được đặt chìm trong nước. Mục đích để các vi sinh dị dưỡng làm tổ trong vùng giá thể sinh học này.
Nước thải có chứa chất thải sinh học nhà bếp, khu vệ sinh đi vào ngăn dị dưỡng. Ở ngăn này, các vi sinh dị dưỡng tiêu hủy các hợp chất hữu cơ. Lượng chất hữu cơ được tiêu hủy hoàn toàn, khoảng 99% tổng mức chất thải hữu cơ có trong nước thải. Một lượng nhỏ khoáng chất vô cơ cũng được vi sinh vật tự dưỡng tái tổ hợp. Mức khoáng chất vô cơ được giảm khoảng 35%.
Ngăn tự dưỡng
Ngăn tự dưỡng kết hợp với ngăn dị dưỡng được thả các giá thể vi sinh di động để cho các vi sinh vật lưu trú đồng thời làm tổ mà không thoát khỏi nước ra bên ngoài.
Dưới đáy ngăn sẽ có lớp lưới chắn và hệ thống phân phối khí nhằm ngăn ngừa các vi sinh vật di động trôi theo dòng nước và ra ngoài môi trường. Các vi sinh sẽ bị hao mòn trong quá trình làm việc vì vậy cần bổ sung định kỳ.
Tại đây các khoáng chất vô cơ còn lại được tiếp tục được tái tổ hợp thành hợp chất hữu cơ. Các vi sinh vật dị dưỡng tiếp tục tiêu hủy các hợp chất hữu cơ mới được tạo thành này.
Hoạt động của thiết bị
- Đầu nối: Đầu vào và đầu ra của bể sẽ được đấu nối với nguồn thải và nguồn tiếp nhận. Máy thổi khí đầu với cửa nhận khí của thiết bị thông qua sống truyền dẫn.
- Sẵn sàng hoạt động: Bể sinh học được bơm đầy nước sạch. Bật máy thổi khí để kiểm tra khí cấp vào và được phân phối có đồng đều hay không. Nếu trường hợp chưa đồng đều thì cần điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Cho thiết bị chạy liên tục 72 giờ đồng không tải. Điều chỉnh lưu lượng hồi lưu sao cho vạch chỉ thị ở van điều chỉnh ở số 1.
- Thả giá thể vi sinh di động (MBBR) vào bể với khối lượng 01 bao đồng thời sau đó cho vào nước thải.
- Hàng ngày tiến hành theo dõi và khi MBBR chìm hết thì thả bao thứ 2 và bật van hồi lưu lên chỉ thị số 2. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi van hồi lưu ở chỉ thị số 5 thì dừng lại.
- Lấy mẫu và phân tích kết quả xử lý của thiết bị.
Tiêu chuẩn sau lắp đặt thiết bị xử lý nước thải Jokaso
Xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại A với Jokaso cho kết quả vượt ngoài mong đợi, cụ thể:
- Thiết bị và trạm xử lý dùng cho từng hộ gia đình, một chung cư, cụm dân cư, khu công cộng, phường xã, khu vực dân cư, đô thị lớn. Nước sau xử lý đạt chuẩn A theo bảng Quy chuẩn nước thải sinh hoạt – QCVN 14/2008.
- Nước thải Y tế Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT.
- Nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các Nhà máy chế biến mủ cao su, cà phê, thực phẩm…. nước sau xử lý đạt chuẩn A - QCVN 40/2015.
- Nước thải Trang trại heo, bò….nước thải sau xử lý đạt chuẩn A – QCVN 62-MT/BTNMT.
Bể xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso
GMC Vina – đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại A theo QCVN
Là đơn vị luôn đi đầu trong công tác lắp đặt và vận hành các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn quy định. Không những vậy, GMC Vina không ngừng nghiên cứu và sáng tạo các công nghệ cùng thiết bị thân thiện với môi trường để xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn A trước khi xả thải ra bên ngoài môi trường.
Và công nghệ xử lý nước thải Jokaso cùng thiết bị là một minh chứng rất rõ ràng. Việc GMC Vina khuyến khích mọi người sử dụng công nghệ Jokaso sẽ không chỉ tạo ra nguồn nước chuẩn xả thải mà còn tối ưu diện tích, chi phí lắp đặt, vận hành...
Cùng với đội ngũ kỹ sư, công nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao điều này cũng là yếu tố giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. GMC Vina luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng để có thể điều chỉnh và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp nhất đối với tình trạng hiện tại nhằm mục đích tối ưu chi phí và tăng hiệu quả xử lý.
Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt đạt loại A hoặc muốn biết nhiều thông tin hơn về công nghệ Jokaso, các thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua số hotline 0866.373.222 để được hỗ trợ bạn nhé!