[CẬP NHẬT MỚI NHẤT] Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thực hiện ngay sau khi hệ thống xử lý đã được xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động.  Tại thời điểm chuyển giao các công nghệ xử lý giữa nhà thầu cùng đơn vị vận hành và đó cũng quyết định chất lượng nước đầu ra. Để nguồn nước đạt chuẩn người trực tiếp vận hành có vai trò rất quan trọng bởi nếu vận hành đúng sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định đồng thời tối ưu được nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Mọi người có thể tham khảo hướng dẫn cách vận hành hệ thống xử lý nước thải chi tiết qua bài viết của GMC Vina dưới đây để nắm rõ các thao tác nhé!

Thông tin cơ bản về vận hành xử lý nước thải

Vận hành hệ thống xử lý nước thải là việc duy trì hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị theo đúng kế hoạch và quy trình đã đưa ra trước đó. Nhằm đảm bảo hoạt động đúng với những số liệu thống kê đã đưa ra trước đó cùng chất lượng nguồn nước đầu ra đạt chuẩn về quy định và tiêu chuẩn.

Lợi ích của việc vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt đó là việc duy trì sự sống cho các loài sinh vật thủy sản cần đến nước sạch và tránh tình trạng ô nhiễm môi trường.

Không những vậy việc làm này còn ngăn chặn nhiều mầm bệnh phát sinh, bảo vệ sức khỏe con người.

Do đó mọi người cần nắm chắc những nguyên tắc vận hành xử lý nước thải và ứng dụng một cách hiệu quả mới mang đến những tác dụng tích cực đồng thời tránh được những rủi ro trong quá trình vận hành xử lý nước thải.

Một hệ thống xử lý nước thải cần được vận hành ổn định nhằm đảm bảo hiệu suất xử lý

Một hệ thống xử lý nước thải cần được vận hành ổn định nhằm đảm bảo hiệu suất xử lý

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải tối ưu hiệu quả

Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống

  • Kiểm tra hệ thống điện: mở các công tắc nguồn có trên tủ điện, kiểm tra các chỉ số trên Ampe kế và Vol kế. Sau đó mở các công tắc điều khiển động cơ đồng thời kiểm tra chỉ số trên Ampe kế.
  • Kiểm tra hệ thống hóa chất: quan sát lượng hóa chất trong thùng chứa hóa chất có đủ lưu lượng để vận hành trong khoảng thời gian dự kiến không. Nếu lượng hóa chất không đủ, nhân viên vận hành cần pha trộn thêm hóa chất trước khi cho hệ thống hoạt động.
  • Kiểm tra mực nước bên trong bể xử lý để xác định các điện cực mực nước có trong hệ thống hay không.
  • Kiểm tra nhớt bên trong máy thổi khí, kiểm tra dây curoa có còn hoạt động được không.
  • Kiểm tra buồng bơm nước thải có bị tắc do rác hay không.

Bước 2: Khởi động hệ thống

Sau khi đã kiểm tra được toàn bộ hệ thống và không nhận thấy bất cứ điều gì khác thường thì nhân viên có thể cho hệ thống hoạt động. Tuy nhiên trong trường hợp có những điểm bất thường thì nhân viên cần tìm cách khắc phục hoặc báo cáo cho người có trách nhiệm để tìm hướng khắc phục.

Bước 3: Pha hóa chất

  • Trước khi tiến hành pha hóa chất nhân viên cần trang bị đồ bảo hộ như: khẩu trang, bao tay cao su, kính bảo vệ mắt.
  • Khóa van xả khí vào bồn chứa có chứa hóa chất sau đó cho nước sạch vào bồn bằng vòi nước sạch. Nên cho hóa chất vào sau cùng và cho từ từ một lượng nhỏ đến khi đủ lượng cần thiết nhằm tránh hiện tượng phản ứng đột ngột ( tỏa nhiệt, bốc hơi...)
  • Mở van xả khí nhằm khuấy trộn đều hóa chất. Cẩn thận khi pha thêm hóa chất và người pha cũng cần chú ý đến an toàn kỹ thuật. Trường hợp bị dính hóa chất cần rửa ngay dưới vòi nước mạnh và thay quần áo.

Bước 4: Kiểm tra các thông số bên trong bể

Bể sinh học hiếu khí

  • pH: Khống chế trong khoảng 7,0 – 8,0
  • SV30: Nồng độ bùn duy trì ở mức 30%
  • Màu: Thông thường sẽ có màu vàng nhạt

Bể sinh học hiếu khí

  • pH: Khống chế trong khoảng 7,0 – 8,0
  • SV30: Nồng độ bùn duy trì ở mức 30%
  • Lấy mẫu 2 lần/ngày vào lúc 7h30 và 16h30, kiểm tra nồng độ bùn bằng cách sử dụng ống đong lấy mẫu nước trong bể say đó để lắng trong khoảng 30 phút.
  • Màu: Thường sẽ có màu vàng nhạt

Bể lắng

  • Màu: Nước trong và không có màu
  • Bùn: không có hiện tượng bùn nổi

Bể keo tụ

  • Khả năng keo tụ: Nước thải và hóa chất dễ dàng phản ứng với nhau, tạo bông bùn có khả năng lắng tốt.
  • Độ lớn bông bùn: Bông bùn phải lớn và có khả năng lắng cao.

Bể tạo bông

  • Độ lớn bông bù: Bông bùn phải lớn và có khả năng lắng cao
  • Màu: Nước trong và không có màu

Bể khử trùng

  • COD, Nitơ tổng, Photpho tổng : < = tiêu chuẩn cho phép (mg/l)
  • Màu: Nước trong và không có màu

Bước 5: Kiểm tra chất lượng nước

Tùy thuộc vào chất lượng nước đầu ra theo quy định tại nơi vận hành theo tiêu chuẩn cột A hay cột B mà bộ phận kỹ thuật sẽ có hướng kiểm định chất lượng nước định kỳ.

  • Nước thải đạt chuẩn thì vẫn duy trì kế hoạch vận hành
  • Trường hợp nếu nước thải chưa đạt chuẩn thì cần có các phương án dự phòng thay thế.

Bước 6: Ghi chép nhật ký và báo cáo

Ngoài việc chép nhật ký các số liệu thì nhiệm vụ của đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải cần:

  • Báo cáo tình hình của hệ thống mốt cách định kỳ
  • Đón tiếp các đoàn kiểm tra hệ thống xử lý nước thải.

Tại sao vận hành các trạm xử lý nước thải cần đến các đơn vị chuyên nghiệp

Như phía trên GMC Vina đã chia sẻ để vận hành toàn bộ hệ thống xử lý nước thải thì người trực tiếp vận hành đóng vai trò vô cùng quan trọng cần có đủ kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện.

Có khá nhiều doanh nghiệp sau khi hoàn hiện hệ thống xử lý nước thải sẽ chọn cách tự vận hành để tối ưu chi phí. Tuy nhiên trên thực tế sẽ kèm rất nhiều rủi ro mà mọi người không thể lường trước:

  • Thiếu đội ngũ kỹ thuật có đủ chuyên môi để hiểu chi tiết về hệ thống cùng nguyên lý, quy trình vận hành.
  • Không thể xử lý linh hoạt các tình huống trong những trường hợp hệ thống gặp vấn đề như gãy cánh bơm, thiết bị sục khí  hoặc sự cố chết vi sinh, nước thải bị đục...
  • Không biết pha hóa chất và sử dụng hóa chất theo đúng tỷ lệ điều này dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu hóa chất.
  • Chất lượng nước sau khi xử lý không đạt tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định đã ban hành.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải rất cần có các đơn vị chuyên môn

Vận hành hệ thống xử lý nước thải rất cần có các đơn vị chuyên môn

Tiêu chí nghiệm thu các công trình xử lý nước thải

Để nghiệm thu và đưa vào vận hành thì hệ thống xử lý nước thải cần đảm bảo tốt một số yếu tố sau:

  • Nhu cầu oxy sinh học (BOD): lượng oxy cần thiết để diễn ra quá trình oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi nhiều loại vi sinh vật. Trong đó, BOD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm hữu cơ trong môi trường và nguồn nước thải.
  • Nhu cầu oxy hóa học (COD): lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất có trong nước thải bao gồm hữu cơ và vô cơ. Trong đó, COD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm vô cơ và hữu cơ của nước thải.
  • Nito và photpho: đây là hai thành phần gây ra hiện tượng phú dưỡng đất cho các loại tảo phát triển, ảnh hưởng đến mùa màng và sức khỏe con người động vật.
  • Coliform: các vi sinh vật gây bệnh
  • Chất rắn lơ lửng (TSS): lượng chất rắn không tan và khó lắng trong nước thải.
  • Độ màu

Hiện tại quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đang được mọi người áp dụng rất nhiều. Hy vọng những chia sẻ của GMC Vina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước thực hiện và lợi ích. Nếu bạn còn đang gặp bất cứ thắc mắc nào liên quan mà chưa được giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0866.373.222 để được hỗ trợ nhé!
 

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...