Trong quá trình tư vấn cho nhiều khách hàng của mình GMC Vina được đặt khá nhiều câu hỏi. Tiêu biểu là câu hỏi “Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt là bao nhiêu tiền?” Để giải đáp được vấn đề này còn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mới có thể đo lường một cách chính xác nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết từ đó giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn đồng thời tự đo lường và quyết định lựa chọn hướng xử lý nguồn nước thải của mình một cách phù hợp nhất.
Yếu tố cấu thành chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt
Để nói một cách khách quan nhất sẽ không có con số nào biểu thị được chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt. Bởi thực tế, chi phí sẽ liên quan đến nhiều yếu tố khác như khối lượng nước thải của từng công trình (chung cư, công ty, trung tâm thương mại...), phương xử lý nước thải là gì.
Trong trường hợp bạn chọn lựa các phương pháp xử lý nước thải theo cách truyền thống bằng việc sử dụng các công nghệ cũ như SBR, AAO, MBBR... chúng ta có thể dựa trên một số tiêu chí để tính được chi phí xử lý cho 1m3 nước thải.
Chi phí xử lý nước thải sinh hoạt tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau
Phí xây dựng hệ thống
Một số chi phí ban đầu cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bao gồm:
- Thiết kế: mục này sẽ bao gồm chi phí thiết kế bản vẽ, công nghệ lựa chọn...
- Vật liệu: vật liệu xây dựng các bể xử lý, đường ống, thiết bị xử lý, hóa chất, vật liệu lọc,....
- Nhân công: chi phí cho đội ngũ thi công
- Thi công: phí vận chuyển nguyên liệu, lắp đặt, kiểm tra và nghiệm thu hệ thống xử lý sau hoàn thiện.
Lắp đặt thiết bị xử lý nước
Ở hạng mục này phục thuộc khá nhiều và thiết bị và công nghệ mà cá nhân, doanh nghiệp bạn lựa chọn từ đó chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ có sự chênh lệch.
Một hệ thống xử lý nước sẽ bao gồm các thiết bị chính sau:
- Bể lắng: loại bỏ các chất rắn lơ lửng có trong nước thải
- Bể sục khí: cung cấp lượng oxy cần thiết cho sinh vật trong quá trình xử lý nhằm đảm bảo hiệu suất tốt nhất
- Hệ thống lọc: lọc lại các chất ô nhiễm còn lại, đảm bảo nguồn nước thải sau lọc đạt tiêu chuẩn.
Về công nghệ cũng sẽ có sự so sánh và chênh lệch từng mức phí
- Công nghệ hiện đại: chi phí đầu tư ban đầu cao hơn và cho hiệu quả xử lý ổn định, đạt tiêu chuẩn đồng thời tiết kiệm được chi phí vận hành, bảo trì.
- Công nghệ truyền thống: chi phí đầu tư ban đầu khá thấp tuy nhiên hiệu quả xử lý không hiệu quả, tình trạng hư hỏng xảy ra thường xuyên...
Từ điều này, chúng ta có thể thấy được rằng việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm của nguồn nước thải là vô cùng quan trọng do đó mọi người cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
Chi phí vận hành
Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ bao gồm chi phí vận hành, cụ thể:
- Điện: điện sử dụng cho các thiết bị như máy bơm, máy sục khí, hệ thống lọc, tính trung bình với mỗi 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ tiêu tốn khoảng 50 – 100W/h
- Hóa chất: hóa chất vô cùng quan trọng trong xử lý nước thải khi áp dụng các công nghệ trên, các loại hóa chất có thể kể đến như khử trùng, keo tụ... và 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ tốn khoảng 500 – 700 đ
- Nhân công: chi phí cho đội ngũ công nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống xử lý
- Bảo trì: chi phí sửa chữa, thay thế và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt định kỳ.
Một số chi phí khác
Ngoài một số chi phí chính được nêu phía trên, cũng sẽ có chi phí phát sinh, cụ thể:
- Phí nuôi cấy các vi sinh
- Phí xử lý bùn thải
- Phí kiểm tra chất lượng nước thải định kỳ
Công thức tính chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt
Chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt = (Tổng chi phí đầu tư + Tổng chi phí vận hành) : Tổng lưu lượng nước thải
Bảng so sánh chi phí xử lý nước thải
Bảng chi phí dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo bởi chi phí sẽ thay đổi tùy vào loại nước thải, vị trí xử lý...
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm | Chi phí (đồng/m3) |
AAO | Hiệu quả cao, ít diện tích | Chi phí đầu tư cao | 1.000 - 2.000 |
SBR | Vận hành đơn giản, tiết kiệm năng lượng | Tốn diện tích xây dựng | 800 - 1.500 |
MBBR | Hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng | Chi phí đầu tư cao | 1.200 - 2.500 |
Tiết kiệm tối đa mọi chi phí với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt ngày càng phát triển và mở rộng đồng thời mọi người có xu hướng lựa chọn các giải pháp tối ưu, hiệu quả cao và chi phí không quá nhiều. Với các tiêu chí trên thì việc lựa chọn các thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso là sự lựa chọn hoàn hảo.
Các bể xử lý nước thải Jokaso được thiết kế dạng module vô cùng tiện lợi có thể đặt trên hay dưới mặt. Với hệ thống Jokaso xử lý nước thải áp dụng công nghệ 100% sinh học cho nguồn nước thải sau xử lý chất lượng, đạt tiêu chuẩn cột A QCVN.
Lắp đặt hệ thống Jokaso sẽ giúp bạn tối ưu được diện tích xây dựng, chi phí đầu tư
Những ưu điểm vượt trội của Jokaso:
- Hệ thống đơn giản, ít xảy ra tình trạng hỏng hóc
- Không phát sinh mùi và bùn thải hữu cơ
- Không sử dụng hóa chất
- Cho phép nguồn nước mưa đi cùng vào module xử lý nước thải
- Chi phí vận hành thấp, vận hành dễ dàng
- Tổng mức đầu tư ban đầu thấp hơn khoảng 35%
- Tuổi thọ của công trình tăng cao
Jokaso sở hữu nhiều điểm cộng vô cùng tuyệt vời, khi sử dụng sẽ giúp bạn, doanh nghiệp tối ưu được rất nhiều chi phí.
Để xử lý 1m3 nước thải sinh học mọi người có thể tham khảo đến model JOKASO TC2, JOKASO GMC5, JOKASO GMC8.
Nhìn chung, chi phí xử lý 1m3 nước thải sinh hoạt sẽ không cố định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để có thể tối ưu hóa được chi phí chỉ bằng cách lựa chọn hướng xử lý phù hợp và GMC Vina đã gợi ý cho bạn về vấn đề này. Rất hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi ở bài viết phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và hiểu sâu hơn về xử lý nước thải. Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0866.373.222 để được hỗ trợ.