Xử lý nước thải bằng module (JOKASO) cho thủy điện vừa và nhỏ

Xử lý nước thải thủy điện đã và đang là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, doanh nghiệp. Để có nguồn nước xả thải đạt tiêu chuẩn các đơn vị cần có những phương án hợp lý. GMC Vina gợi ý việc áp dụng hệ thống xử lý nước thải bằng module (Jokaso) cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về giải pháp này mời bạn đọc hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Thực trạng của nguồn nước thải thủy điện hiện nay

Hiện tại ở Việt Nam đang có khoảng 385 công trình thủy điện đang vận hành và trong tương lai sẽ có rất nhiều thủy điện khác được xây dựng. Điều này cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành mang đến giá trị vô cùng lớn.

Đi cùng sự phát triển sẽ song hành công tác xử lý nước thải tại nhà máy thủy điện. Nguồn nước thải tại các thủy điện chủ yếu từ hoạt động của nhà máy, bảo dưỡng các thiết bị, hoạt động của công nhân viên tại công trình (nước thải sinh hoạt, giặt rửa, nấu ăn...).

Thực trạng nguồn nước thải tại các thủy điện ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng nguồn nước thải tại các thủy điện ở Việt Nam hiện nay

Sự phân bổ nguồn nước thải tại các thủy điện

Các nguồn nước thải ở mỗi công trình thủy điện có sự phân bổ nguồn nước thải khác nhau. Nhưng theo sự tìm hiểu và kinh nghiệm thi công xử lý nước thải nhiều nhà máy thủy của GMC Vina hầu hết các đơn vị đều sử dụng cùng sơ đồ quản lý hệ thống như: bể tự hoại – cống thoát nước – trạm xử lý nước thải – hồ sinh học kiểm soát ô nhiễm. Đề án này được UBND tỉnh Hòa Bình áp dụng cho thủy điện tại địa phương.

Đối với dự án thủy điện Đạ Sar (Lâm Đồng) khi triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phía chủ đầu tư cũng tiến hành theo quy trình bể tự hoại – thiết bị tách dầu – bể aerotank – bể lắng – bể khử trùng.

Đây là hai ví dụ GMC Vina gửi đến bạn đọc, tuy nhiên với hệ thống xử lý nước này nguồn nước sau xử lý chỉ đạt cột B của QCVN 14:2008/BTNMT.

Quy định xả thải của nước thải sinh hoạt tại các thủy điện

Với sự phát triển mạnh mẽ của các dự án thủy điện cùng công cuộc bảo vệ môi trường do đó các quy chuẩn xả thải nước thải của các thủy điện đã được thay đổi.

  • QCVN 08:2008 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt
  • TCVN 7222:2002 Yêu cầu chung về môi trường và các trạm xử lý nước thải tập trung
  • Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải có giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm đạt cột A trong bảng 1 QCVN 14:2008/BTNMT

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng module Jokaso cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ

Với những quy định đã đề ra cùng hệ thống xử lý nước thải thủy điện không đạt hiệu quả như mong muốn bắt buộc các giải pháp xử lý khác để nguồn nước đạt tiêu chuẩn. Thiết lập hệ thống xử lý nước thải bằng module Jokaso cho thủy điện vừa và nhỏ là một trong những phương án vô cùng tuyệt mọi người có thể tham khảo và ứng dụng.

Xử lý nước thải bằng module hay còn có một số tên gọi khác như Jokaso, Johkasou với nhiều công suất xử lý khác nhau; đây là một trong những thiết bị xử lý nước thải được thiết kế sẵn ứng dụng công nghệ sinh học 100% theo đúng quy trình SINH HỦY – TÁI TỔ HỢP – SINH HỦY.

Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt Jokaso giống như hệ sinh thái tuần hoàn liên tục khép kín, cho phép nước mưa đi cùng vào hệ thống và không sử dụng bất cứ chế phẩm sinh học hay hóa chất nào.

Module xử lý nước thải Jokaso sẽ bao gồm bể sinh học 2 ngăn và máy thổi khí, cụ thể:

Ngăn dị dưỡng

Ngăn này chứa một dạng công cụ lọc dạng xương hình cầu. Vi khuẩn được tăng trưởng trên bề mặt môi trường lọc. Quá trình xử lý sinh học dị phát triển mạnh trong khi những chất rắn được giữ lại. Vi khuẩn trong ngăn này biến đổi nitrat trong nước đã tái tuần hoàn trở lại từ buồng tự dưỡng thành nitơ khí. Sau đó nitơ thoát ra ngoài không khí. Khoảng 50% đến 55% COD và 15% đến 25% BOD được phân hủy tại đây.

Ngăn tự dưỡng

Ngăn lọc tiếp xúc tự dưỡng chứa đệm vi sinh dạng bọt xốp. Ống sục khí được đặt trên sàn giá thể.  Nước thải chảy tràn từ ngăn lọc dị dưỡng sang ngăn lọc tự dưỡng và các chất hữu cơ được phân hủy bằng vi sinh vật trên bề mặt dụng cụ lọc trong khi các chất rắn lơ lửng bị giữ lại ở phần dưới. Tại đây, vi khuẩn biến đổi các hợp chất nitơ về dạng nitrate.

Quy trình xử lý nước thải này được hoàn thiện, nguồn nước tại các nhà máy thủy điện, nhà quản lý vận hành sẽ đạt chuẩn cột A theo Quy chuẩn nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008 đồng thời có thể tiếp tục tái sử dụng nguồn nước này với nhiều mục đích khác nhau như tưới cây, rửa xe...

Tiến hành lắp đặt module Jokaso xử lý nước thải tại thủy điện Suối Sập 1

Tiến hành lắp đặt module Jokaso xử lý nước thải tại thủy điện Suối Sập 1

GMC Vina triển khai nhiều dự án xử lý nước thải thủy điện đạt tiêu chuẩn theo QCVN

GMC Vina với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải đã triển khai thiết kế, thi công cho nhiều dự án khác nhau và thủy điện cũng là lĩnh vực chúng tôi chú trọng  hợp tác rất nhiều đơn vị trong năm vừa qua.

Có thể nói, giải pháp xử lý nước thải bằng module Jokaso cho các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ mà GMC Vina đưa ra cho khách hàng được đánh giá cao về hiệu quả xử lý, chi phí được tối ưu rất nhiều. Các dự án chúng tôi đã triển khai như thủy điện Bảo Nhai, Thủy điện Nậm Pạc 1, Nậm Pạc 2...

>> Tham khảo thêm: Lắp đặt Jokaso cho thủy điện Bảo Nhai

Bằng niềm tin và chữ tín chúng tôi xây dựng trong nhiều năm vừa qua cùng với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm hứa hẹn sẽ mang đến những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải  module Jokaso cho các nhà máy thủy điện có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0866.373.222 để được hỗ trợ.
 

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...