Các công nghệ xử lý nước thải cao su phổ biến

Có thể bạn chưa biết nhưng xử lý nước thải cao su là một trong những yêu cầu thiết yếu đối với ngành chế biến cao su. Bên cạnh giá trị kinh tế cao thì ngành công nghiệp này cũng mang đến cho môi trường một lượng nước thải vô cùng lớn, rất khó để xử lý và chi phí khá cao bởi mức độ ô nhiễm, thành phần chất thải chủ yếu là nitơ, các chất hữu cơ...vượt quá giới hạn cho phép.

Không những vậy còn chứa rất nhiều hoạt chất tạo mùi hôi khó chịu cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy nguồn gốc và mức độ ảnh hưởng của nước thải cao su như thế nào, các công nghệ và quy trình xử lý nước thải này ra sao hãy cùng GMC Vina tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!.

Nguồn gốc và sự tác động của nước thải cao su đối với môi trường

Tìm hiểu nguồn gốc của nước thải cao su tại các nhà máy chế biến

Nước thải cao su có thể xuất hiện trong một số quá trình cụ thể như:

  • Vận chuyển, lưu trữ và xử lý cao su thô đầu vào.
  • Quá trình sản xuất, pha trộn để tạo thành các sản phẩm từ nước thải vệ sinh, dọn dẹp, rửa trang thiết bị.
  • Sản xuất mủ cao su
  • Sản xuất mủ ly tâm

Thành phần và tính chất của nước thải cao su

  • Độ pH 4.2 – 5.2
  • Chất hữu cơ, COD (15.000 mg/l), BOD (12.000 mg/l), độ màu cao...
  • Chất dinh dưỡng của nitơ, photpho tương đối cao
  • Các chất rắn lơ lửng chiếm đến 90%
  • Vi trùng và vi khuẩn gây bệnh
  • Protein phân hủy hình thành lên rất nhiều mùi hôi khó chịu đồng thời tạo ra nhiều loại khí khác như NH3, CH3COOH, H2S....

Nước thải cao su sẽ có những thành phần và tính chất đặc trưng riêng

Nước thải cao su sẽ có những thành phần và tính chất đặc trưng riêng

Ảnh hưởng của nước thải cao su với môi trường

  • Nước thải cao su từ các nhà máy chế biến khi không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường sẽ dẫn đến tình trạng làm đục nước, nổi ván hoặc bốc mùi hôi thối.
  • Với hàm lượng các chất hữu cơ cao chiếm đến khoảng từ 55 – 65% sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của động thực vật trong môi trường thủy sinh.
  • Các chất dinh dưỡng của nitơ, photpho cũng sẽ gây lên tình trạng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng đến sinh vật sống thủy sinh.
  • Nhiều chất rắn lơ lửng gây ra độ đục trong nước cao sẽ tạo sự lắng đọng cặn, làm tắc nghẽn cống hoặc đường ống dẫn nước.

Một số công nghệ xử lý nước thải cao su phổ biến

Phương pháp cơ học

Đối với công nghệ xử lý nước thải cao su này là việc ưu tiên sử dụng các loại song chắn rác, lưới chắn rác với mục đích lọc và giữ lại các chất rắn có kích thước lớn đồng thời không tan trong nước.

Phương pháp học học và hóa lý

  • Áp dụng phương pháp hóa học: trung hòa nước về độ pH 6.5 – 8.5 bởi trong nước thải có chứa rất nhiều axit hữu cơ bằng các hợp nhất như NaOH, KOH...
  • Phương pháp vật lý: sử dụng tinh bột làm giảm thời gian keo tụ từ đó hình thành các bông cặn dễ dàng lắng xuống đáy bể.

Kỹ thuật xử lý sinh học

Mục đích chính khi ứng dụng phương pháp xử lý nước thải này chủ yếu sử dụng các nhóm vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm, cụ thể:

  • Kỵ khí: các loài vi sinh vật hoạt động trong môi trường không có oxy
  • Hiếu khí: vi sinh vật hoạt động trong môi trường cung cấp oxy liên tục.

Kỹ thuật xử lý sinh học sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn:

  • Làm giảm hàm lượng COD, BOD, TSS cùng nhiều chất rắn cơ bản khác
  • Hệ thống xử lý nước thải cao su nhờ các loài vi sinh vật cải thiện hiệu suất đồng thời duy trì toàn bộ hệ thống.
  • Tăng cường quá trình oxy hóa
  • Vi sinh vật phục hồi nhanh, làm giảm lượng vi sinh chết do bị sốc hoặc có tải trọng cao.
  • Giảm thiểu cũng giúp kiểm soát mùi hôi có bên trong nước thải.

Chi tiết quy trình xử lý nước thải cao su

Xử lý nước thải cao su cần được tiến hành đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả tối ưu

Xử lý nước thải cao su cần được tiến hành đúng quy trình để đảm bảo hiệu quả tối ưu

Giai đoạn xử lý cơ học ban đầu

Ưu tiên dùng song chắn rác với mục đích loại bỏ các chất thải có kích thước lớn có trong nước thải. Việc làm này còn làm giảm quá trình tắc nghẽn đường ống, làm giảm áp lực cho các hệ thống xử lý tiếp theo.
Gạn mủ

Bước làm này sẽ giúp loại bỏ những lớp mủ có trên bề mặt nước. Khi đó, mọi người có thể tận dụng lại lớp mủ này mang đi tái chế nhằm tiết kiệm chi phí.

Keo tụ, tạo bông

Với bước làm này sẽ được bổ sung vào bên trong bể một số loại hóa chất khác như polymer, phèn với mục đích xử lý các loại chất rắn lơ lửng. Những hợp chất này dưới sự tác động của hóa chất sẽ di chuyển, va chạm đồng thời kết dính với nhau tạo thành những bông bùn lớn.

Bể lắng sơ cấp

Tại bể này sẽ loại bỏ được bông bùn bên trong nước thải thông qua quá trình lắng dưới tác dụng của trọng lực.

Cụm xử lý sinh học

Cụm xử lý sinh học sẽ được diễn ra trong 2 quá trình là phân hủy kỵ khí và phân hủy hiếu khí.

  • Bể UASB sẽ diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí không sử dụng oxy. Nguồn nước thải sẽ được tiếp xúc với bùn kỵ khí từ đó hình thành phản ứng thủy phân, axit hóa và tạo ra metan.
  • Phần nước thải đưa tới bể Aerotank. Tại đây, các nhóm vi sinh vật hiếu khí cần sử dụng oxy sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ, tạo thành năng lượng cho sự phát triển.

Bể lắng 2

Phần bể sẽ được chia thành 3 vùng lắng cơ bản sẽ bao gồm:

  • Vùng mặt nước
  • Vùng lắng
  • Vùng chứa các chất cặn bã.

Các bông bùn sẽ được di chuyển và va chạm với nhau tạo thành các bông căn có kích thước lớn hơn. Tiếp với đó, chúng sẽ tiếp xúc ván Lamella theo dòng nước và di chuyển tới bể chứa bùn.Các bông bùn sẽ được di chuyển và va chạm với nhau tạo thành các bông căn có kích thước lớn hơn. Tiếp với đó, chúng sẽ tiếp xúc ván Lamella theo dòng nước và di chuyển tới bể chứa bùn.

Tách bùn

Nước phía trên và bún lắng phía dưới sẽ được tách ra để xử lý chuyên biệt. Nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2008/BTNMT.

GMC Vina – Đơn vị xử lý nước thải cao su uy tín – chất lượng – an toàn

Nếu bạn đang tìm đơn vị giải quyết các vấn đề về xử lý nước thải đặc biệt là xử lý nước thải cao su thì hãy liên hệ ngay đến GMC Vina để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ thiết kế những giải pháp , công nghệ phù hợp nhất.

GMC Vina với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải đã thực hiện nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau được khách hàng đánh giá rất cao. Với mục tiêu mang đến những hệ thống tối ưu nhất cho khách hàng trong những dự án xử lý nước thải vì vậy GMC Vina luôn luôn bám sát theo đúng điều kiện thực tế đang có để cân bằng. Nếu bạn đang có nhu cầu hoặc mong muốn tư vấn giải đáp bất cứ câu hỏi nào hãy gọi ngay đến số hotline 0866.373.222 để được chúng tôi hỗ trợ nhiều hơn nữa nhé!
 

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...