Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay đang được đẩy mạnh phát triển từ quy mô hộ gia đình cho đến các trang trại quy mô lớn. Số lượng tăng cùng với đó là lượng thức ăn mỗi ngày sử dụng rất nhiều. Có rất nhiều đơn vị kết hợp chăn nuôi và sản xuất thức ăn, điều này vừa là lợi thế cũng là hạn chế bởi chúng tác động ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Do đó, thực hiện xử lý nước thải thức ăn gia súc đang là vấn đề thiết thực và cần được giải quyết nhanh chóng.
Nguồn nước thải được hình thành từ đâu?
Nước thải thức ăn gia súc, thức ăn chăn nuôi chủ yếu được hình thành từ các nguồn chính sau:
- Nước thải gia súc: các chất thải từ gia súc như nước tiểu, phân...; nhóm nước thải này sẽ được rửa trôi trong quá trình tẩy rửa chuồng trại và khu vực chăn nuôi.
- Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy sản xuất: nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy...
- Nước thải được phát sinh trong quá trình sản xuất: nước thải từ dây chuyền sản xuất, vệ sinh máy móc, thiết bị, rửa sàn nhà xưởng...
Nước thải của thức ăn gia súc, thức ăn chăn nuôi hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
Thành phần của nước thải thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc
Trong khi tiến hành xử lý nước thải thức ăn gia súc, thức ăn chăn nuôi mọi người cần chú ý đến một số tính chất, thành phần đặc trưng có trong nước thải, cụ thể:
- BOD (lượng oxy hóa biodegradable): hàm lượng cao do nước thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
- COD (lượng oxy hóa chemical): hàm lượng cao bởi có sự xuất hiện của nhiều hợp chất hữu cơ và hóa học.
- Chất béo: hàm lượng khá lớn tác động nhiều cho chỉ số BOD và COD tăng cao.
- Nito và photpho: cao, gây tăng lượng nitrogen và phosphorus có trong nước thải.
- TSS (tổng chất rắn hòa tan): có thể cao, phụ thuộc nhiều vào quy trình sản xuất và làm sạch của nhà xưởng.
Với những thành phần và tính chất đặc trưng như vậy, quá trình xử lý nước thải thức ăn gia súc cần được tiến hành sao cho nhiều quả nhằm làm giảm các chỉ số và đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, bảo vệ tài nguyên nước.
Những tác động của nước thải thức ăn gia súc
Nguồn nước thải dù phát sinh bất cứ ở đâu mà không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường đều là điều không nên. Bởi thực tế hành động này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho môi trường và cuộc sống con người.
Môi trường
Thành phần của nước thải thức ăn chăn nuôi có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, độ bẩn cũng cao. Vì vậy khi xả thẳng nhóm chất thải này ra ngoài không qua xử lý sẽ làm ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước.
Độ bẩn của nước thải sẽ làm đục màu nước và giảm khả năng chiếu sáng của ánh sáng mặt trời xuống nước từ đó làm giảm khả năng quang hợp của các loài động thực vật dưới nước. Không chỉ có vậy, thời gian tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm dài sẽ khiến các sinh vật dưới nước chết dần và làm thay đổi cảnh quan, biến đổi hệ sinh thái.
Bên cạnh đó, những chất được xả ra môi trường đất sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, làm ảnh hưởng đến trồng trọt, hình thành dịch bệnh và trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.
Nước thải của thức ăn gia súc tác động không nhỏ đến môi trường và con người
Con người
Nước thải của thức ăn gia súc, thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường đất, nước... thì chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ đến trực tiếp sức khỏe con người. Điều có thể dễ dàng nhận thấy là việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đau bụng, ngộ độc...
Phương pháp xử lý nước thải thức ăn gia súc, thức ăn chăn nuôi hiệu quả
Để xử lý được nguồn nước thải từ thức ăn gia súc hiện nay có rất nhiều cách khác nhau, GMC Vina gợi ý đến bạn một số phương pháp dưới đây.
Nuôi cấy sinh vật
Có thể nói, nuôi cấy sinh vật xử lý nước thải thức ăn gia súc khá tiết kiệm, thân thiện với môi trường đồng thời mang đến nguồn thu nhập tốt. Để vận hành được mô hình thành chúng ta không cần quá nhiều kỹ thuật phức tạp mà chỉ cần sử dụng những nguyên liệu có sẵn.
Quá trình xử lý nước thải bằng việc nuôi sinh vậy được diễn ra cụ thể như sau:
- Nước thải đi qua song chắn rác để giữ lại chất thải và rác có kích thước lớn
- Tiếp theo được đẩy qua bể lắng, tại đây sẽ cần một khoảng thời gian để các chất cặn, bùn cặn lắng xuống và các chất lơ lửng cùng chất hữu cơ sẽ được xử lý trong bể thực vật thủy sinh.
- Những loài thực vật thủy sinh sẽ phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ để hình thành các chất dinh dưỡng cho chúng phát triển.
Sử dụng biogas
Bạn cũng có thể tham khảo đến phương pháp dùng hầm biogas – một trong những cách xử lý phổ biến được nhiều gia đình, trang trại áp dụng.
Lợi thế của phương pháp xử lý nước thải thức ăn gia súc này là chuyển hóa các loại khí độc hình thành trong quá trình sản xuất như CO2, CH4, HS2... thành nhiên liệu đốt, thắp sáng. Không những vậy còn hỗ trợ quá trình xử lý nước thải và hạn chế lượng nước thải xả ra môi trường.
Dùng hầm biogas xử lý nước thải thức ăn gia súc
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều ý kiến cho rằng dùng hầm biogas sẽ mang tính hỗ trợ nhiều hơn là xử lý bởi chúng làm giảm lượng khí độc trong chất thải giúp hàm lượng chất hữu cơ ít mùi hơn. Nhưng thực chất, cách làm này không thể giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường vởi không xử lý được triệt để N, P trong khí do đó nước thải từ trong bể biogas cần được tiếp tục xử lý qua nhiều bước mới có thể đạt được tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định.
Phương pháp lọc sinh học
Lọc sinh học là công nghệ xử lý nước thải được đánh giá tốt và hứa hẹn sẽ được ưa chuộng nhiều hơn trong thời gian tới vì khả năng ứng dụng cao, chi phí vận hành thấp và cách vận hành đơn giản.
Nguồn nước thải được tách ra từ bể biogas sẽ được chuyển về bể thu gom, song song cùng bể phân hủy thiếu khí có ngăn lắng. Sau đó, nước thải được bơm lên bể sinh học, trong suốt quá trình lọc sẽ tuần hoàn khoảng từ 20 – 30% về bể lắng và phần còn lại sẽ chảy ra ao thủy sinh.
Bài chia sẻ phía trên, GMC Vina đã gửi thông tin đến bạn về một số phương pháp xử lý nước thải thức ăn gia súc có thể mang đến hiệu quả tích cực. Hy vọng rằng, đây sẽ là những chia sẻ hữu ích và giúp bạn dễ dàng chọn lựa được các cách xử lý phù hợp. Trong quá trình tham khảo, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0866.373.222 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.