Nước giếng khoan là gì? Vì sao phải xử lý nước giếng khoan?

Trong bài viết hôm nay, Chúng tôi xin chia sẻ những kiến thức về nước giếng khoan và giúp bạn giải đáp thắc mắc về nguồn nước giếng khoan có sạch không cũng như những cách xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm hiệu quả nhất, giúp bạn có nguồn nước sạch để sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.

NƯỚC GIẾNG KHOAN LÀ GÌ?

Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và nhờ hoạt động khai thác của con người từ mặt đất xuống các nguồn nước ngầm mà nước giếng khoan được đưa vào sử dụng.

Nguồn nước ngầm này có được là do nước từ mặt đất thẩm thấu xuống lòng đất qua các lớp trầm tích và tạo lại thành nguồn nước ngầm.

Để hình thành được nguồn nước ngầm phải chờ các nguồn nước thẩm thấu đến hàng trăm năm, quả thật đây là một thời gian không hề ít đúng không nào.

Các nguồn nước mặt thẩm thấu từ mặt đất tạo ra nguồn nước ngầm bao gồm:

– Nguồn nước mưa: nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ thấm qua các tầng đất đá và trầm tích và động lại thành nước ngầm.

– Nguồn nước ao hồ, sông rạch cũng tương tự như nguồn nước mưa sẽ thẩm thấu vào các tầng đất, đá và trầm tích.

NƯỚC GIẾNG KHOAN CÓ TỐT KHÔNG?

Các ngành công nghiệp đang ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của con người kéo theo những hệ lụy xấu đến môi trường khi mà ngành công nghiệp hằng ngày hằng giờ thải ra ngoài vô số chất độc hại khiến không chỉ gây ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước mặt mà ngay cả nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất cũng bị ô nhiễm bởi môi trường đất bị ô nhiễm thấm vào nguồn nước ngầm chính nguồn nước giếng khoan.

Nước giếng khoan là một nguồn tài nguyên rất quan trọng hiện nay phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước của con người thay thế cho các nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nặng nề hiện nay hay những nơi không có mạng lưới nước máy.

Ở nước ta hiện nay nguồn nước ngầm đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các chất độc hại mà các nhà máy, xí nghiệp và có cả khu dân cư thải ra.

Các vấn đề ô nhiễm nguồn nước giếng khoan hiện nay chủ yếu đều là do bắt nguồn từ môi trường đất bị ô nhiễm từ đó sẽ được nước mưa hòa tan và và mang theo trong quá trình thấm qua các tầng lớp vật chất đi vào nguồn nước.

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất kéo theo sự ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của bạn như là:

– Các chất thải của các ngành công nghiệp thải vào môi trường đất làm ô nhiễm đất, thải vào không khí làm ô nhiễm không khí sau đó những tạp chất ô nhiễm trong không khí này lại được mưa rơi xuống mang theo lại trở về với đất.

– Các hoạt động khai khoáng các mỏ kim loại nặng vô tình làm cho chúng nhiễm vào môi trường đất xung quanh đó, nguồn nước mặt gần đó cũng bị nhiễm qua quá trình khai thác và vận chuyển vì vậy như một điều hiển nhiên nguồn nước ngầm nơi đây không tránh khỏi việc bị nhiễm kim loại nặng.

– Phân từ các chuồng trại gia súc, gia cầm thải vào môi trường đất là nguyên nhân làm cho nguồn nước ngầm hay nước giếng khoan của bạn bị nhiễm vi khuẩn và các hợp chất hữu cơ của nitơ sẽ hình thành các hợp chất nitrit, nitrat gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

– Trong nông nghiệp việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, phân bón gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất bởi hàm lượng dư của chúng và xâm nhập và tồn tại vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan.

TRONG NƯỚC GIẾNG KHOAN CÓ CHỨA NHỮNG GÌ?

Do nguồn nước ngầm, nước giếng khoan hiện nay mang nhiều mối nguy cơ gây ô nhiễm nên trong thành phần nước giếng khoan có chứa nhiều tạp chất có thể liệt kê sau đây:

– Ô nhiễm các hóa chất, hợp chất hữu cơ:

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đều gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong đó có nguồn nước giếng khoan của bạn.

Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra vô số hóa chất gây ra vô số những tác hại đối với môi trường điều này chắc hẳn ai cũng nhận thấy được.

Ngoài ra hoạt động sản xuất nông nghiệp với hàm lượng dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoạt động chăn nuôi chuồng trại cũng gây ảnh hưởng không ít đến nguồn nước giếng khoan của bạn.

– Ô nhiễm vi khuẩn:

Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe con người được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan đó là E.coli và Coliform hoặc thậm chí tệ hơn có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như là tả, lỵ, thương hàn

Các loại vi khuẩn này có trong nước thải, khi nước thải không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi trường đất, nước gây ô nhiễm và thông qua đó xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan.

– Ô nhiễm kim loại nặng:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của bạn bị nhiễm kim loại nặng như là: do hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng, các chất thải công nghiệp vào môi trường đất và nước, kim loại nặng có trong các lớp trầm tích mà nguồn nước ngầm chảy qua.

Các kim loại nặng trong nước giếng khoan không được xử lý triệt để, người dùng tiếp xúc lâu ngày sẽ để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thời gian dài thậm chí sẽ gây ung thư.

– Ô nhiễm nitrit, amoni:

Ở những nơi chăn nuôi chuồng trại gia súc, nước thải sinh hoạt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp đất bị nhiễm các hợp chất hữu cơ của nitơ thấm vào nguồn nước ngầm.

Tại Việt Nam, các trại chăn nuôi là rất nhiều nên nguồn nước bị nhiễm các chất độc hại này xảy ra cũng khá nhiều.

– Nhiễm mặn, nhiễm phèn:

Nguồn nước ngầm, nước giếng khoan ở những nơi có nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, nhiễm phèn thì nguồn nước ngầm, nước giếng khoan nơi đó cũng bị ảnh hưởng và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn là chuyện dễ hiểu.

– Nước nhiễm đá vôi:

Nước ngầm, nước giếng khoan ở những vùng núi đá vôi hàm lượng canxi trong nước cao.

Nguồn nước bị nhiễm canxi rất dễ nhận đó là nước rất trong, khi đun sôi sẽ có cặn màu trắng bám ở đáy nồi.

CÓ MẤY LOẠI Ô NHIỄM NƯỚC GIẾNG KHOAN?

Hiện nay nước giếng khoan chịu nhiều ảnh hưởng từ tác nhân bên ngoài nên nguồn nước giếng khoan được chia ra làm 4 loại chính dựa vào tạp chất bị nhiễm có trong nước giếng khoan.

NƯỚC NHIỄM MẶN

Ở nước ta hiện nay diện tích nước nhiễm mặn đang ngày càng tăng và nhiều nhất ở ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

Sự xâm nhập mặn khi chỉ có ở nước mặt mà ngay cả nguồn nước ngầm cũng không tránh khỏi.

Vì vậy những hộ gia đình ở các vùng bị nước nhiễm mặn thì tình trạng nước giếng khoan ở đó bị nhiễm mặn là điều bình thường và dễ hiểu.

NƯỚC NHIỄM PHÈN

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn là một tình trạng phổ biến nhất trong các loại nước giếng khoan.

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn trong thành phần có chứa nhiều sắt và mangan là thành phần chính khi nói về nước nhiễm phèn.

Đặc điểm nhận dạng nguồn nước giếng khoan của bạn có bị nhiễm phèn hay không đó chính là:

– Nước ban đầu sẽ rất trong nhưng sau đó khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng do sắt (II) và mangan ở dạng hòa tan trong nước gặp oxi trong không khí bị oxi hóa khiến nước có màu vàng hoặc váng có màu vàng nổi trên bề mặt.

Ngoài ra dụ cụ chứa đựng cũng bị dính các vệch ố vàng, sàn nhà và quần áo giặt bằng nước giếng khoan lâu ngày sẽ bị xỉn màu và ố vàng.

– Nước trữ một thời gian sẽ xuất hiện cặn, rỉ sét lắng dưới đáy đó chính là do sắt (II) ở dạng hòa tan trong nước tiếp xúc với oxi trong không khí bị oxi hóa thành sắt (III) ở dạng kết tủa.

NƯỚC NHIỄM CANXI

Nước giếng khoan bị nhiễm canxi hay còn gọi là nước có độ cứng cao hoặc nước nhiễm đá vôi.

Nước giếng khoan nhiễm canxi thường gặp chủ yếu ở những nơi vùng núi đá vôi.

Ở nước ta các vùng núi đá vôi tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc có thể liệt kê như là: Hà Giang, Tuyên Quang,Hòa Bình…

Nước giếng khoan bị nhiễm đá vôi rất dễ nhận biết dấu hiệu đó là:

– Cảm quan nhìn vào nước rất trong

– Khi đun sôi nước sẽ có rất nhiều cặn trắng bám dưới đáy nồi.

Nước nhiễm đá vôi sử dụng trong các hệ thống nóng lạnh lâu ngày cặn bám sẽ gây hỏng tắc các thiết bị như là gây tắc ống, tắc màng lọc.

NƯỚC NHIỄM KIM LOẠI NẶNG VÀ AMONI

Nước giếng khoan bị nhiễm kim loại nặng và amoni rất phổ biến và tác nhân khiến nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng và amoni đó là:

– Nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, nước thải của các khu công nghiệp, xí nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng xâm nhập vào nguồn nước mặt và môi trường đất từ đó ngấm vào nguồn nước giếng khoan.

– Ở những khu vực bãi rác môi trường đất bị ô nhiễm nặng bởi chủ yếu hợp chất hữu cơ của nitơ và nhiều hợp chất phân hủy khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước ngầm.

TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN?

Từ những phân tích phía trên bạn cũng nhận biết được nguồn nước ngầm, nước giếng khoan hiện nay mang nhiều mối nguy hại gây ảnh hưởng sức khỏe nếu không được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Nước giếng khoan chưa được xử lý chứa nhiều tạp chất gây hại như là:

– Các hợp chất hòa tan bao gồm các muối vô cơ, các hợp chất hữu cơ hòa tan.

– Các kim loại nặng như là: asen hay còn gọi là thạch tín rất có hại cho sức khỏe con người, chì, sắt, mangan, thủy ngân,…

– Vi khuẩn gây hại trong đó đáng chú ý là E.Coli, Coliform và các vi khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh tả, kiết lị, thương hàn,… thậm chí có cả các vi rút dịch bệnh.

– Các hợp chất hữu cơ của nitơ: các hợp chất hữu cơ của nitơ xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan có khả năng chuyển thành các hợp chất muối nitrit, nitrat.

Các chất này tồn tại lâu trong cơ thể người sẽ gây ra các bệnh về ung thư.

– Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như là nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, độ pH cao, độ cứng cao.

Rõ ràng có thể thấy nước giếng cần phải được xử lý loại bỏ các nguy cơ gây hại có trong nguồn nước mới có thể đưa vào sử dụng cho mục đích sinh hoạt đặc biệt là ăn và uống.

XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN BẰNG CÁCH NÀO?

Có nhiều phương pháp xử lý nước giếng khoan tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn.

Bài viết sau đây sẽ đề cập đến các phương pháp xử lý nước giếng khoan bạn có thể dùng cho một nguồn nước sạch bảo vệ sức khỏe gia đình bạn nhé.

XÂY DỰNG BỂ LỌC NƯỚC

Đây là một phương pháp truyền thống đã được sử dụng rất lâu từ trước, nước sau lọc dùng cho mục đích sinh hoạt.

Hệ thống bể lọc gồm có 3 ngăn: lắng, lọc và chứa với các vật liệu lọc sử dụng là cát với các kích thước lớn và nhỏ, than hoạt tính và sỏi.

Tuy nhiên phương pháp lọc nước giếng khoan này không mang lại hiệu quả cao và có nhiều hạn chế do là một phương pháp thủ công thô sơ.

Phương pháp chỉ loại bỏ được các thành phần tạp chất có kích thước lớn, các tạp chất hữu cơ hòa tan kích thước nhỏ, kim loại nặng và các vi khuẩn vẫn còn.

Các lớp vật liệu lọc một thời gian phải súc rửa và thay mới gây nhiều khó khăn và vất vả cũng như hiệu quả lọc không như ban đầu.

Nước sau lọc trữ trong bồn chứa dễ bị tái nhiễm.

Hệ thống bể lọc chiếm nhiều diện tích phù hợp cho sử dụng ở nông thôn.

SỬ DỤNG BỘ LỌC ĐẦU NGUỒN

Sử dụng bộ lọc đầu nguồn là một giải pháp hiện đại, tiện lợi và đang được sử dụng phổ biến mang lại hiệu quả lọc cao đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dùng.

Bộ lọc đầu nguồn dành cho nước giếng khoan bạn nên sử dụng cột composite bên trong chứa các vật lọc chuyên dụng là một thiết bị chuyên xử lý đối với nguồn nước đầu vào là nguồn nước giếng khoan.

Bộ lọc đầu nguồn thường có 3 cấp và nguồn nước sau lọc đạt chuẩn phục vụ cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt.

SỬ DỤNG MÁY LỌC NƯỚC RO

Máy lọc nước RO là một sản phẩm chuyên xử lý nước uống tinh khiết mang đến hiệu quả lọc đến 99,9% cho ra nguồn nước sau lọc hoàn toàn sạch tinh khiết.

Máy lọc nước RO là một thiết bị lọc nước uống có thể xử lý được tất cả các vấn đề của nguồn nước giếng khoan mắc phải.

Nhưng có một điều bạn cần lưu ý không chỉ riêng máy lọc nước RO mà bất cứ loại máy lọc nước nào cũng vậy. Khi nguồn nước giếng đầu vào của bạn chứa quá nhiều tạp chất bẩn bạn cần có một thiết bị lọc tổng đầu nguồn để bảo vệ màng lọc RO tránh bị tắc màng và nhanh giảm tuổi thọ.

Bởi trong máy lọc nước RO thì màng lọc RO là bộ phận quan trọng nhất và cũng là trái tim của cả hệ thống để thay mới phải tốn nhiều chi phí vì vậy cần bảo vệ màng lọc RO bạn nhé.

Tổng kết:

Qua những thông tin bài viết cung cấp về nước giếng khoan chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào về nước giếng khoan và tại sao phải cần phải xử lý nước giếng khoan. Nếu có thắc mắc các bạn hãy để lại tin nhắn chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn nhé.

Chi tiết liên hệ : 

CÔNG TY TNHH GMC VINA

Trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà Pvv Vinapharm, số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

VPGD chi nhánh TP. HCM : số 92/20B/20/17 đường Phạm Hùng, Phường 4, Quận 8, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0866.373.222 -  Fax: 0866.373.222

Hotline: 0866.373.222

 

 

Bài viết khác





Gọi Hotline Chat Zalo
Hotline: 0866.373.222 Zalo Zalo Chat Facebook Messenger
Chờ trong giây lát...